0
Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Dự báo nhu cầu nhập khẩu dệt may của Mỹ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 37 -39 )

II. Thị trường dệt may Mỹ

1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu dệt may của Mỹ

Theo thống kê của phòng Thương Mại Mỹ, kim ngạch nhập hàng dệt may của Mỹ năm 1998 đạt 55,864 tỷ USD, năm 1999 đạt 67,732 tỷ USD (tăng 21,2%). Năm 2000 con số này đã đạt 76,396 tỷ USD, tăng 12% so với năm 1999 ,năm 2004 la năm đánh dấu sự gia tăng lớn của mặt hàng dệt may vào thị trường lớn Mỹ .Như vậy, có thể nói hiện nay Mỹ là nước nhập khẩu may mặc lớn nhất thế giới. Thị trường này đã, đang và sẽ là một thị trường đầy sức hấp dẫn với các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên cần thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp hàng dệt may vào Mỹ cũng như cơ cấu nhập khẩu trong tương lai của thị trường này:

Những nhân tố ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp vào năm 2005 sau khi thực hiện thoả thuận từng bước bãi bỏ hạn ngạch trong khuôn khổ WTO/ATL:

- Quy chế thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). - Ưu đãi thuế quan (Mỹ và các nước khác)

- Chất lượng - Giá cả

- Giao hàng đúng hạn

- Những nỗ lực của Cục Hải quan Mỹ trong việc thực thi pháp luật.

- Những mối quan ngại về đạo đức lên quan đến nguồn cung cấp (mối quan hệ giữa thương mại và lao động).

Trong quá trình từng bước bãi bỏ hạn ngạch về nhập khẩu hàng dệt may, Mỹ cũng chịu các tác động lớn của các nhân tố trên. Đây là những quy định, lưu ý cho bất cứ nước nào muốn nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ.

ý Về cơ cấu nhập khẩu:

Từ năm 1995 đến năm 1999, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt kim đã tăng từ 13,856 tỷ USD lên 22 tỷ USD, trong khi hàng dệt thoi tăng từ 336,177 triệu USD lên 864,401 triệu USD. áo Jacket chiếm 51% tổng kim ngạch hàng dệt thường nhập khẩu vào Mỹ và chiếm tới 61% tổng kim ngạch gia tăng trong năm 1997. áo khoác (HS 6201 và HS 6202) cũng có mức tăng đáng kể- tương ứng 391 triệu USD- chiếm 25,2%và 240 triệu USD- chiếm 23,2%. HS 6110 (áo cổ chui và gile)- chiếm 40% mức tăng kim ngạch trong năm 1997. Các mặt hàng khác có mức tăng đáng kể là áo sơ mi nam (HS 6105)- tăng 280 triệu USD và áo sơ mi nữ (HS 6104) tăng 191 triệu USD. Trong cơ cấu nhập khẩu may mặc vào Mỹ, các mặt hàng sau có giá trị nhập khẩu lớn nhất:

Bảng 2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ

Đơn vị: Tỷ USD

Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000

Comple, bộ trang phục nữ 8,71 10,7 Comple, bộ trang phục nam 6,97 7,68

Sơ mi nữ dệt thoi 2,28 2,64

áo len, áo gile 9,46 7,96

Váy lót nữ và pyjama 1,87 1,74

T-shirt, may ô 3,32 3,94

Sơ mi nam dệt kim 1,88 1,96

Nguồn:Textile asia1/2001

Trong tương lai, cùng với sự phát triển và thịnh vượng của nhiều nước, thị trường hàng dệt may sẽ còn tiếp tục tiến triển theo xu thế mở rộng, khối lượng buôn bán không ngừng tăng lên, việc dịch chuyển sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc từ các nước giàu sang các nước nghèo là quy luật tất yếu. Theo Hiệp định dệt may ATC (Agreement on Textiles and Clothing) ký giữa các thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO, đến năm 2005 sẽ không còn hạn ngạch đối với các nước thành viên nữa. Là một nước còn chưa được tham gia vào tổ chức này, Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó ngành dệt may Việt Nam cần phải làm gì để thâm nhập và tăng lượng xuất khẩu trên thị trường đầy tiềm năng này? Đây vẫn đang là một câu hỏi không dễ trả lời cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đang có thuận lợi lớn trước mắt là Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được ký kết, đã được chính phủ hai nước thông qua và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Theo sự thoả thuận giữa hai nước Việt –Mỹ, hai bên sẽ sớm ký một hiệp định song phương về hàng dệt may trong một tương lai gần. Sự kiện này mở ra cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức trong việc phát triển kinh tế. Ngành dệt may Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu kỹ thị trường dệt may Mỹ cần phải tìm hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn mà Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đem lại để từ đó có thể xác định được các mục tiêu và chiến lược thâm nhập thị trường dệt may cuả nước này một cách chính xác và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 37 -39 )

×