Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 46)

II. Thị trường dệt may Mỹ

2. các chính sách của chính phủ Mỹ đối với hàng dệt may

2.2 Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ…

Mỹ là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), có tham gia Hiệp định đa sợi(MFA- Multi-Fibex Arrangememt) cho nên hàng dệt may vào nước Mỹ phải tuân thủ những nguyên tắc chung của MFA. Vì thế khi đưa hàng dệt may các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững hai vấn đề sau đây:

2.2.1 Quy định chung của Hiệp định đa sợi-MFA.

Hiệp định cho phép mỗi thành viên của MFA được xây dựng những thoả thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng dệt.

t Cho phép mỗi nước được đơn phương định đoạt các biện pháp khi thấy rằng thị trường dệt của mình bị phương hại.

r Cho phép áp dụng hạn ngạch (Quota) để hạn chế số lượng hàng dệt nhập khẩu vào quốc gia mình. Hạn ngạch này sẽ được xoá bỏ vào năm 2005 giữa các nước thành viên Hiệp định đa sợi.

2.2.2 Quy định hệ thống hạn ngạch hàng dệt Mỹ:

Căn cứ vào các quyết định của MFA, Tổng thống Mỹ quyết định việc đàm phán hàng dệt song phương giữa Mỹ và các nước. Tính đến hết năm 1998, Mỹ đã ký hiệp định song phương với 45 nước, trong đó có 37 nước thành viên thuộc WTO.

Hiệp định hàng dệt song phương được xây dựng trên cơ sở thương lượng với thời hạn có hiệu lực từ 3-6 năm.

Về vấn đề đàm phán hiệp định song phương về hàng dệt giữa Mỹ với nước xuất khẩu như sau: Mức quota nhập khẩu hàng dệt vào thị trường Mỹ sẽ được xác định trên cơ sở trị giá hoặc khối lượng hàng dệt đã đưa vào thị trường Mỹ ở thời điểm đàm phán.

Thường khi khối lượng hàng dệt đưa vào Mỹ đạt 100000 tá sản phẩm thì Hải qua của Mỹ bắt đầu theo dõi và khi khối lượng này tăng lên 200000 tá sản phẩm thì Mỹ chính thức đề nghị đàm phán để xác định hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, để Việt Nam có thể nhận được hạn ngạch nhập khẩu lớn thì trong 1-2 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải nỗ lực tối đa để đưa khối lượng hàng hoá lớn sang thị trường này.

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

3.1 Những nhân tố tác động thuận lợi.

-Ngành dệt mày Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. -Hàng dệt may Việt Nam đã có cải tiên về mẫu mã và được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

-Việt Nam đi sau trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu các điều kiện kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu các kinh nghiệm của các nước đi trước.

Phần lớn các doanh nghiệp dệt may thường có quy mô vừa và nhỏ lên có những lợi thế mà các ạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường

+ Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn

+ Không cần vốn lớn có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

+ Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường.

+ Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp quy mô lớn, chẳng hạn như hoạt động chân rết cho các công ty trong sản xuất và kinh doanh.

3.2Những nhân tố tác động tiêu cực.

Mặc dù hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ có hiệu lực đã đem lại cho ngành dệt may Việt Nam nhỉều vận hội mới song bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức lớn đòi hỏi Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Nghiệp và toàn ngành phải từng bước nỗ lực để vượt qua :

- Do đặc điểm của thị trường tiêu thụ hàng dệt may Mỹ có xu hướng ngày càng cạnh tranh quyết liệt nên sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các “cường quốc dệt may”như: Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ... trong khi Việt Nam lại là nước đi sau, năng lực sản xuất còn bé, chất lượng sản phẩm chưa cao, thua kém về vốn, công nghệ quản lý, thị phần và kinh nghiệm trên thị trường ....Đây chính là thách thức to lớn đối với việc duy trì và đầy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

- Đối với hàng dệt may, thị trường Mỹ đòi hỏi chặt chẽ về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, các quy định về nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ sản phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lưu ý đến một tập quán thương mại của Mỹ là thường yêu cầu mua hàng FOB, trong khi ngành may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Đây là một trở ngại không nhỏ trong việc tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ. Ngoài ra, do

không có nhiều đối tác nên hàng Việt Nam đến thị trường này trước đây thường phải qua một đối tác nước thứ ba. Hiện nay, mặc dù Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một cách trực tiếp: như lập trụ sở giao dịch tại Mỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ... Vì vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tăng nhanh khối lượng hàng vào thị trường Mỹ trong thời gian tới thì hạn ngạch nhận được sau này sẽ rất thấp và điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị hàng xuất khẩu.

- Hiện nay tình trạng cơ sở vật chất, công nghệ, quản lý của toàn ngành nói chung và của nhiều doanh nghiệp nói riêng còn yếu kém, bất cập, không đồng bộ. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt kim và nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may. Dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chất lượng hàng may mặc không cao, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Thêm vào đó hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược xuất khẩu dài hạn, ngược lại các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “chộp giựt”, “manh mún”.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sự hiểu biết về pháp luật của các cán bộ còn hạn chế...Điều này đã tạo ra những trở ngại không nhỏ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

- Hệ thống pháp luật và chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ quá phức tạp và mới mẻ cũng gây không ít khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài các bộ luật của chính quyền trung ương, tất cả các bang của Mỹ đều có những quy định riêng của họ mà các nhà kinh doanh nước ngoài không thể không quan tâm. Tổng cộng tại 50 bang của Mỹ có tới trên 2700 chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan này đều có những quy định riêng của họ, đặc biệt là yêu cầu phải có giấy chứng nhận an toàn đối với tất cả các loại sản phẩm được bán hoặc được lắp đặt tại địa phương của họ. Các yêu cầu này thường không thống nhất với nhau và trong nhiều trường hợp còn không được công bố công khai.

Các tiêu chuẩn và thủ tục trên đặc biệt gây cản trở cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn nữa cho tới nay chưa có một cơ quan nào, một nguồn thông tin chính thức nào liệt kê tất cả những đòi hỏi đó, nhất là các tiêu chuẩn và thủ tục chứng nhận hợp chuẩn. Mặc dù Cơ quan tham tán Thương mại của Việt Nam tại Mỹ đã hoạt động nhưng do nhiều điều kiện khách quan nên sự hỗ trợ của Cơ quan này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước còn hạn chế.

- Thêm vào đó, các doanh nghiệp Mỹ là những người có khả năng tài chính rất lớn, người dân Mỹ lại có thói quen mua sắm hàng qua mạng lưới siêu thị trải rộng khắp nước nên họ thường đặt những đơn đặt hàng có khối lượng lớn (từ 50-100 đến cả triệu lố: mỗi lố 12 sản phẩm). Với số lượng hàng sản xuất lớn mà thời gian cung ứng lại ngắn nên ít có doanh nghiệp Việt Nam nào tự mình đảm đương nổi một đơn đặt hàng. Vì vậy, để cho ra những lô hàng lớn, tiêu chuẩn như nhau là thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sớm tính chuyện tập hợp lại cùng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ.

- Nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất khiến hàng dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể thâm nhập trực tiếp tới thị trường Mỹ là quá thiếu các nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại.

Mặc dù sản phẩm dệt, may Việt Nam tuy đã xuất ra nước ngoài hơn 1,8 tỷ USD năm 2000 nhưng có gần 70% là sản phẩm gia công mang nhãn hiệu của bên đặt hàng, còn lại khoảng 30% là nhãn hiệu hàng hoá của nhà sản xuất hoặc mua bản quyền nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài.

Trước thực trạng thiếu thương hiệu đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn một trong hai con đường: (1) xuất hàng cấp thấp không nhãn hiệu và (2) trả phí thuê nhãn hiệu.

Nhưng thực tế xuất khẩu trong mấy năm gần đây cho thấy hàng dệt may Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với những nhóm hàng cấp thấp không nhãn hiệu từ các nước như: Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Srilanka, ấn Độ, Philippine và Indonêxia. Chính vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chấp nhận để sản phẩm của mình gắn với những thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và trả phí thuê thương hiệu trên giá bán tổng sản phẩm.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực giao dịch với công ty bán lẻ, công ty xuất nhập khẩu và các nhà sản xuất lớn của Mỹ thông qua các bộ phận mua hàng ở Thái Lan, Hồng Công, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc. Đặc biệt là trong thời gian qua, đã có nhiều công ty của Mỹ cử người vào Việt Nam để thăm dò thị trường và tìm nguồn hàng. Nhiều đơn hàng đã được ký kết nhưng có nhiều đơn hàng không được ký kết do các nhà sản xuất của ta không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

-Việc thiếu thông tin về khách hàng đang trở thành một vấn đề bức xúc đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng chứ không riêng gì ngành dệt may. Nhưng với dệt may một ngành có nhiều tiềm năng và được đánh giá là

một mũi nhọn xuất khẩu thì việc thiếu thông tin cũng đồng nghĩa với việc bó mình lại trong một tấm áo hẹp mang thương hiệu “Gia công”.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam có ý đồ ngấp nghé sang thị trường Mỹ nhưng vẫn không hiểu biết cặn kẽ biểu thuế suất của Mỹ đối với từng loại sản phẩm dệt may, cũng như chưa nắm được Luật Hải quan, các thủ tục nhập hàng vào Mỹ hay thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ với những mặt hàng này như thế nào.

Để khắc phục tình trạng này, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã liên doanh với một trung tâm thương mại tại Hồng Công nhằm đưa hàng của Vinatex vào thị trường Mỹ . Thêm vào đó Tổng công ty cũng thành lập một văn phòng đại diện tại New York để giúp các doanh nghiệp dệt may nắm bắt kịp thời các thay đổi về giá cả thị trường, xu hướng mẫu mốt, quy định hải quan, các chính sách thương mại đầu tư của Mỹ, giới thiệu nguồn nguyên liệu, vải chất lượng cao do Việt Nam sản xuất thông qua các showroom và từng bước tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp của Mỹ.

Đa số các doanh nghiệp dệt , may đều cho rằng việc lập văn phòng đại diện là hết sức cần thiết và quan trọng.Họ hy vọng rằng văn phòng đại diện sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường Mỹ.

Hơn nữa việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO đã tạo điều kiện cho Trung Quốc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trong đó có ngành dệt may), các sản phẩm may mặc cuả Trung Quốc được hưởng ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch tại thị trường Mỹ, bên cạnh đó Trung Quốc là nước sản xuất bông lớn nhất thế giới, chính phủ Trung Quốc lại có những chính sách hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu cho ngành dệt may... Chính nhờ những lợi thế nêu trên nên các sản phẩm may mặc của Trung Quốc có giá thành thấp. Đây là một thách thức cạnh tranh to lớn đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ.

CHƯƠNG III.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

I. Tình hình chung về hoạt động kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ.

1. Điểm qua vài nét về việc tái thiết lập mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam

Sau hơn 20 năm Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh chia cắt đất nước Việt Nam và bị thất bại hoàn toàn vào ngày 30/4/1975 và để lại cho đất nước Mỹ nhiều thệt hại nặng nề mà cho đến nay cái gọi là " Hội chứng sau chiến tranh Việt Nam" vẫn còn âm ỉ. Cuộc cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam kéo dài trên 15 năm và những sự kiện đáng chú ý sau đây- đánh dấu sự phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ:

-3/2/1994: chính phủ Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam. -11/7/1995- Tổng thống Mỹ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

-5/8/1995- Bộ trưởng ngoại giao Mỹ sang thăm Việt Nam.

-Tháng 10/1995 - Chủ tịch nước CHXHCNVN dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập liên hợp quốc và lần đầu tiên thăm Mỹ, tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ. Hội đồng Thương Mại Mỹ tổ chức" Hội nghị về bình thường hoá quan hệ, bước tiếp theo trong quan hệ Mỹ- Việt".

-Tháng 11/1995: Đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật lệ Thương Mại đầu tư của Việt Nam.

-Tháng 4/1996 Mỹ trao cho Việt Nam văn bản " Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế Thương Mại với Việt Nam".

-Tháng 7/1996 Việt Nam trao cho Mỹ văn bản" Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế Thương Mại và đàm phán hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ".

-Tháng 9/1996: Bắt đầu quá trình đàm phán hiệp định Thương Mại song phương. Cuộc đàm phán này kéo dài 4 năm, thực hiện qua 11 vòng:

-Vòng 1 từ ngày 21/9/1996 đến ngày 26/9/1996 tại Hà Nội. Trong vòng này chủ yếu đôi bên trao đổi các thông tin, tìm hiểu cơ chế Thương Mại của nhau.

-Vòng 2 từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội.

-Vòng 3 từ 12/4/1997 đến ngày 17/4/197 tai Hà Nội. Tại vòng đàm phán thứ 2 và thứ 3, phía mỹ đã soạn thảo và trao cho phía Việt Nam bản dự thảo tổng thể hiệp định thương mại Việt-Mỹ gồm 4 chương: thương mại, sở hữu

trí tuệ, đầu tư và dịch vụ theo quan điểm mở cửa tự do hoàn toàn. Bản dự thảo này áp dụng các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) giành cho các nước đã phát triển, phía Mỹ cho rằng: "Bản dự thảo chính là nội dung hiệp định thương mại mà Mỹ đã ký với các nước cộng hoà thuộc Liên Xô(cũ), với các nước Đông âu, Mông Cổ, Lào và Campuchia- các nước có cùng hoàn cảnh với Việt Nam, nên Việt Nam không cần phải thảo luận và xem xét nhiều trước khi ký và thông qua nó", nhưng sau khi nghiên cứu rất kỹ các khái niệm, đọc lại tất cả các hiệp định thương mại mà Mỹ đã ký với các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam và xin ý kiến lãnh đạo chúng ta đi đến quyế định" Việt Nam chỉ ký kết hiệp định thương mại với Mỹ trên cơ sở các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) áp dụng với nước đang phát triển ở trình độ thấp". Với quan điểm đó chúng ta xây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w