Bảng 2.2: Tổng hợp công nhân kỹ thuật theo trình độ lành nghề
Trình độ tay nghề
Năm
2005 2006 2007
Người % Người % Người %
<= Bậc 3 4498 29,27 4388 28,66 4476 28,13 Bậc 4 6746 43,91 6526 42,62 6656 41,84 Bậc5 2415 15,72 2555 16,68 2683 16,86 Bậc 6 1161 7,56 1228 8,02 1412 8,88 Bậc 7 544 3,54 615 4,02 683 4,29 Tổng 15364 100,00 15312 100,00 15910 100,00
(Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
Đội ngũ công nhân kỹ thuật của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có trình độ tay nghề tương đối cao. Hầu như toàn bộ công nhân kỹ thuật của Tổng công ty đều được qua đào tạo. Năm 2005, tỷ lệ công nhân bậc 7/ CN bậc 6/ CN bậc 5/ CN bậc 4/ CN bậc <=3 là 1/2,13/4,44/12,40/8,27; như vậy cứ 28,24 công nhân kỹ thuật thì có một công nhân kỹ thuật bậc 7. Năm 2006, tỷ lệ công nhân bậc 7/ CN bậc 6/ CN bậc 5/ CN bậc 4/ CN bậc <=3 là 1/2/4,15/10,61/7,13; như vậy cứ 24,89 công nhân kỹ thuật thì có một công nhân kỹ thuật bậc 7. Năm 2007, tỷ lệ công nhân bậc 7/ CN bậc 6/ CN bậc 5/ CN bậc 4/ CN bậc <=3 là 1/2,07/3,93/9,75/6,55; như vậy cứ 23,3 công nhân kỹ thuật thì có một công nhân kỹ thuật bậc 7.
Như vậy trong cơ cấu công nhân kỹ thuật thì công nhân kỹ thuật bậc 7 chiếm tỷ trọng không cao. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy trình độ tay nghề bậc cao của công nhân lắp máy vẫn chưa nhiều đặc biệt là công nhân bậc 7 chiếm một tỷ lệ nhỏ 3,54% trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2005); 4,02 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2006); 4,29 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2007). Do đó cần đào tạo nâng
cao trình độ tay nghề cho họ hơn nữa để số lượng thợ này nhiều hơn, lúc đó số công nhân kỹ thuật này sẽ đáp ứng tốt hơn cho công việc.