Bảng 2.6: Tổng hợp nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật
Đơn vị tính: Người
STT Nghành nghề đào tạo 2005 Số lượng2006 2007
1 Hàn điện 450 670 687
2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 450 310 391
3 Chế tạo thiết bị cơ khí 300 348 291
4 Lắp đặt ống công nghệ 170 69 69
5 KT lắp đặt điện và điều khiển
trong công nghiệp 350 280 163
6 Sửa chữa thiết bị điện 70 134 62
7 Sửa chữa cơ khí 30 27 27
8 Cắt gọt kim loại 20 20 20
9 Vận hành trục máy 60 49 20
10 Vận hành TBSX xi măng 50 152 170
Tổng 1950 2059 1900
(Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam máy Việt Nam
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo các đơn vị thành viên xác định tiếp hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo và thời gian đào tạo thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên của mình. Việc xác định các hình thức đào tạo, cơ sở và thời gian đào tạo rất được các đơn vị quan tâm vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đào tạo và kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và quỹ đào tạo, các đơn vị xác định các hình thức đào tạo, cơ sở và thời gian đào tạo nào là phù hợp. Và cuối cùng để xây đựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của mình, các đơn vị phải tính toán chi phí đào tạo nguồn nhân lực. Đây là một công việc cần thiết và khó thực hiện chính xác. Đối với chi phí đào tạo bên ngoài (hình thức đào tạo ngoài công việc) thì việc xác định chi phí tương đối dễ gồm tiền học phí, tiền ăn, tiền đi lại, học bổng, tiền lương cho cán bộ công nhân viên được cử đi học, tiền trả cho giáo viên, tổ chức các đơn vị thuê đào tạo. Còn viêc tính toán chi phí đào tạo bên trong (đào tạo trong công việc) rất khó khăn bao gồm tiền khấu hao vật chất, chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát tiển nguồn nhân lực. Dựa trên kinh nghiệm của mình, các đơn vị tính toán chi phí đào tạo bên trong bình quân cho công nhân kĩ thuật, cán bộ quản lí chuyên viên rồi nhân với số công nhân kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên viên.
Các đơn vị thành viên sau khi lập kế hoạch xong rồi thì gửi lên phòng tổ chức và đào tạo lao động văn phòng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vào tuần đầu tháng 12 năm trước, Tổng công ty kết hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty và xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty. Kế hoạch này chỉ đề cập chi tiết đến nội dung đào tạo liên quan đến văn phòng Tổng công ty, cán bộ quản lí cấp cao, cán bộ chủ chốt vì đó là những chương trình đào tạo quan trọng mà văn phòng Tổng công ty phải cấp hoàn toàn hoặc hỗ trợ kinh phí. Văn phòng Tổng công ty chỉ cấp kinh phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực của văn
phòng Tổng công ty và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ mũi nhọn và công nhân bậc cao, còn lại các đơn vị thành viên tự dùng quỹ đầu tư phát triển của mình để chi trả phí đào tạo cán bộ công nhân viên nằm trong kế hoạch đào tạo của đơn vị mình.
Đối với những người không nằm trong kế hoạch đào tạo của các đơn vị mà tự bỏ tiền đi học thì các đơn vị sẽ thưởng tiền nhằm khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ.
Bảng 2.7: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2007
Nội dung Hình thức Số lượng
(người) Nơi đào tạo
Kinh phí (trđ)
Sau đại học Dài hạn 14 Trong nước 140
Lý luận chính
trị cao cấp Dài hạn 30 Học viện chính trị 300
Chương trình
quản trị nhân sự Dài hạn 50 Tại Tổng công ty 200
Học tại chức Dài hạn 150 Trong nước 600
Tin học Ngắn hạn 25 Tại Tổng công ty 25
Ngoại ngữ Ngắn hạn 30 Tại Trung tâm Apolo 18
Nhân viên Ngắn hạn 245 Tại Tổng công ty 245
Đào tạo CNKT Ngắn hạn 1600 Tại trường cao đẳng
nghề LILAMA 800
Đào tạo CNKT Dài hạn 300 Tại trường cao đẳng
nghề LILAMA 1500
Tổng 2459 3628
Bảng 2.8: Chi phí đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Năm
2005 2006 2007
Đào tạo 3511 3564 3628
Bồi dưỡng 35 52 60
Tổng 3546 3616 3688