Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 54 - 56)

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu thực tế mà Tổng công ty xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng năm và trên cơ sở đó mới xây dựng được kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tại.

Bảng 3.1: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2008-2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Giá trị sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 18.080

2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 12.436

3 Lợi nhuận Tỷ đồng 221

4 Đầu tư xây dựng cơ bản Tỷ đồng 4.162

5 Số lượng lao động bình quân Người 20.458

6 Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng

Nghìn đồng 2.387

(Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)

Năm 2008, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vẫn tập trung chỉ đạo điều hành thi công các công trình trọng điểm quốc gia do Lilama làm tổng thầu EPC, đẩy mạnh đầu tư phát triển, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, hoàn thành tổ chức công ty Mẹ - công ty Con, nâng cao năng lực quản lý và hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Để thực hiện thắng lợi được các mục tiêu kế hoạch nay thì Lilama cần có đội ngũ

cán bộ và công nhân đủ về số lượng, giỏi về trình độ chuyên môn. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty được hết sức chú ý và coi trọng.

Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 2005 - 2010 là sẽ trở thành Tập đoàn công nghiệp xây dựng trong lĩnh vực lắp máy và chế tạo thiết bị, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đầu tư đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu LILAMA sánh ngang các Tập đoàn lớn của các nước trong khu vực và quốc tế. Muốn vậy ngay từ bây giờ Tổng công ty đã phải tập chung xây dựng đổi mới khẩn trương thực hiện chuyển đổi mô hình công ty Mẹ - Con đồng thời thu hút các công ty trong nước, liên kết vơí các công ty nước ngoài, phát triển lĩnh vực chuyên sâu, tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất và năng lực thiết kế chế tạo thiết bị và sản xuất kinh doanh đa ngành. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tổng công ty dự tính đến 2010 cần có 25.000 công nhân kỹ thuật, trong đó có 2500 công nhân vận hành, như vậy tính bình quân mỗi năm cần đào tạo 1600 công nhân. Như vậy để Tổng công ty có thể đạt được mục tiêu của mình thì cần phải trang bị cho mình một nguồn lao động đủ mạnh, có đầy đủ các kỹ năng, trình độ để thực hiện được các mục tiêu ấy.

* Thuận lợi và khó khăn cho Tổng công ty khi thực hiện nhiệm vụ kế hoạch:

- Thuận lợi:

+ Năm 2007 là năm Lilama đã hoàn thành sắp xếp và cổ phần hoá các đơn vị thành viên. Nhìn chung sau khi cổ phần hoá các đơn vị đều tăng trưởng cao về sản lượng, doanh thu...., trong đó một số đơn vị có mức tăng trưởng cao về lợi nhuận như: công ty cổ phần Lilama 69-3 đạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w