Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học công

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Trang 73 - 75)

II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ đối với Tổng

3.Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học công

nội sinh.

Những tiến bộ khoa học- công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành hàng không dân dụng. Đối với các nớc có ngành hàng không đang phát triển, những thành tựu khoa học công nghệ một mặt tạo ra cơ hội để các nớc này có thể cung cấp các dịch vụ với chất lợng ngang tầm quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, nhng mặt khác đặt ra nguy cơ phụ thuộc về công nghệ. Việc nhập những công nghệ cao từ nớc ngoài rõ ràng không phải là biện pháp triệt để nhằm thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, trong khi nó rất có thể còn tạo ra sự phụ thuộc nếu không làm chủ đợc công nghệ.

Do vậy, Hàng không Việt Nam cũng nh TCT Hàng không Việt Nam cần chú ý đến việc nâng cao năng lực khoa học – công nghệ hàng không nội sinh, để có khả năng tiếp thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi, làm chủ các công nghệ tiên tiến từ nớc ngoài, nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ về hàng không do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển, bảo đảm căn cứ khoa học cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển lâu dài. Hơn nữa, có dựa vào năng lực khoa học- công nghệ nội sinh thì mới thực hiện đợc việc chuyển giao công nghệ nớc ngoài đạt hiệu quả cao, chọn đúng công nghệ cần nhập, làm chủ và phát triển công nghệ nhập, khắc phục tình trạng: các trang thiết bị mua về thuộc công nghệ cũ, dùng một thời gian lại phải thay đổi, hoặc là các trang thiết bị đó quá hiện đại dẫn đến hoặc không khai thác đợc (do không thích ứng với mặt bằng chung của hệ thống), hoặc khai thác không hết đợc tính năng, công suất của trang thiết bị (do thiếu năng lực vận hành).

Để nâng cao tiềm lực khoa học- công nghệ hàng không cần có một số biện pháp sau:

Trớc hết, Tổng công ty cần hoàn thiện hệ thống quản lý khoa học – công nghệ của mình, tổ chức cơ sở nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo h- ớng kết hợp giảng dạy với nghiên cứu, triển khai và làm dịch vụ khoa học- công nghệ.

Hiện nay, Hội đồng khoa học của Tổng công ty giữ nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học và hoạt động của ngành, thẩm định, phê chuẩn nội dung đề tài khoa học, dự án chuyển giao công nghệ. Hàng năm Hội đồng có khoảng trên dới 10 đề tài nghiên cứu khoa học và cũng một số đợc đa vào ứng dụng nhng cha có đề tài nào mang tính chất đột phá. Việc đánh giá chất lợng sản phẩm khoa học cha có những tiêu chuẩn cụ thể.

Thứ hai là nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Tổng công ty cần có kế hoạch xác định cơ cấu, nhu cầu lực lợng khoa học – công nghệ hàng không, trên cơ sở đó tiến hành đào tạo lại đội ngũ hiện có và đi đôi với đào tạo mới để kịp có một thế hệ cán bộ khoa học- công nghệ đủ về số lợng và chất l- ợng đáp ứng yêu cầu mới. Để thực hiện đợc việc này, Tổng công ty nên phối hợp với Trờng Hàng không Việt Nam để làm sao gắn kết công tác đào tạo với nhu cầu khoa học công nghệ thực tế.

Ngoài ra, Tổng công ty cũng cần xây dựng các chính sách thu hút, khuyến khích cán bộ khoa học công nghệ giỏi đóng góp xây dựng Tổng công ty, chẳng hạn nh thay đổi chế độ phân phối tiền lơng đối với các thợ kỹ thuật, ngời lái một cách hợp lý hơn để họ có thể cống hiến hết mình, không sợ trách nhiệm công việc, vừa đảm nhiệm công tác kỹ thuật vừa có điều kiện tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ mới, tạo điều kiện cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ đợc đi bồi dỡng và trao đổi khoa học- công nghệ ở các nớc có nền khoa học- công nghệ hàng không tiên tiến. Thực tế là các cán bộ trẻ đủ năng lực ít có cơ hội đợc đi học ở nớc ngoài. Bởi vì các khoá đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học do Tổng công ty trả kinh phí hay theo các chơng trình chuyển giao công nghệ và chơng trình tài trợ của nớc ngoài (ODA) thờng chọn những ngời đã có kinh nghiệm và hầu hết những ngời này trên 40 tuổi, nhiều khi khả năng sáng tạo cũng nh tiếp thu khoa học- công nghệ mới không nhanh nhạy nh những cán bộ trẻ.

Thứ ba, để đảm bảo chất lợng cho hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học- công nghệ Tổng công ty cần tạo những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống thông tin khoa học- công nghệ đáp ứng yêu cầu: nhanh, đủ và mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí. Tuy nhiên

cũng phải thấy rằng khả năng trang bị các phơng tiện nghiên cứu khoa học của ngành HKDD cũng nh Tổng công ty hiện nay còn rất hạn chế do vốn đầu t còn thiếu và “lực bất tòng tâm”. Các cán bộ khoa học- công nghệ cũng không thể đi sâu nghiên cứu thử nghiệm trong lĩnh vực hàng không công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Trang 73 - 75)