Tình hình huy động vốn NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 31 - 33)

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NHCTVN luôn tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.1: Tổng vốn huy động của NHCTVN (Đơn vị: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 % % % Tổng NVHĐ 126.625 151.459 190.731 25,9% - VNĐ 101.880 80,4 5 127.947 84,5 162.693 85,3 % - Ngoại tệ quy VNĐ 24.745 19,5 5 23.512 15,5 28.038 14,7 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Tuy nhiên năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn nhất trong ngành tài chính ngân hàng. 6 tháng đầu năm chứng kiến sự gia tăng lãi suất huy động chưa từng có, thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm, nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm. Do đó, lượng tiền gửi vào ngân hàng ồ ạt hơn nên lượng vốn huy động tăng trưởng khá cao ở mức 25,9% so với năm 2007, đặc biệt là khoản mục tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó thì nguồn vốn nội tệ chiếm 85,3% và ngoại tệ chiếm 14,7%.

Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 151.459 tỷ đồng, tăng 24.835 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 19,6%, chiếm 10,5% thị phần toàn ngành ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt 127.947 tỷ đồng, tăng 26.067 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,5% và chiếm tỷ trọng 84,5% tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động ngoại tệ qui VNĐ đạt 23.512 tỷ đồng, giảm 1.233 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4%.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn tiền gửi của NHCT

(Đơn vị: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thay đổi % Thay đổi %

Tiền gửi của khách hàng bao gồm:

99.683 116.36

5

+16,73% 152.385 +30,9% - Tiền gửi của tổ chức

kinh tế

40.643 55.083 +35,53% 68.878 25%

- Tiền gửi của dân cư 52.773 55.060 +4,33% 75.358 36,8%

- Tiền gửi của các đối tượng khác

6.267 6.222 -7,18% 8.149 30,97%

Cơ cấu của nguồn vốn huy động thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế qua từng năm. Năm 2008, sự gia tăng chóng mặt của lãi suất huy động kéo theo lượng tiền gửi vào ngân hàng đều tăng ở mức cao đột biến, nhất là tiền gửi của dân cư tăng ở mức 36,8%. Ngược lại, do thiếu hụt thanh khoản và phải đảm bảo yêu cầu thanh khoản do Nhân hàng Nhà nước đặt ra, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế mà cụ thể là tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm nhiều, lượng tăng lên chỉ còn 25%. .

Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 55.083 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,4% tổng nguồn vốn huy động và tăng 35,5% so với năm 2006. Trong đó, tiền gửi doanh nghiệp đạt 28.836 tỷ đồng, chiếm 52,3% tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tăng 38,5% so với năm trước. Tiền gửi doanh nghiệp tăng, một phần do việc cổ phần hoá, các doanh nghiệp Nhà nước thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, phần được giữ lại chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay tạm thời gửi vào các ngân hàng. Trong cơ cấu tiền gửi từ tổ chức kinh tế: Tiền gửi từ doanh nghiệp quốc doanh là 43.802 tỷ đồng, tăng 8.883 tỷ đồng (25,4%) so năm trước, tiền gửi từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 8.486 tỷ đồng, tăng 4.081 tỷ đồng (93%) so với năm trước, tiền gửi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2.795 tỷ đồng, tăng 1.476 tỷ đồng (gấp 2 lần) so với năm trước. Tiền gửi của doanh nghiệp có thời hạn ổn định chiếm từ 30-35%/ tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w