Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 53)

a) Nguyên nhân chủ quan

- Nhân lực còn chưa đáp ứng kịp đòi hỏi quản lý theo hướng hiện đại: Chuyển sang cơ chế mới trong một thời gian chưa dài, nên quy trình thực hiện còn nhiều khó khăn, phần nhiều cán bộ chưa được tập huấn nên trong tác nghiệp còn nhiều chỗ vướng mắc. Mặt khác với công nghệ mới đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng và thích nghi được để làm chủ công nghệ. Do đó nhân lực tham gia quản lý thanh khoản còn khá bất cập. Các các bộ quản lý thanh khoản hiện nay hầu hết chưa được đào tạo bài bản, khoa học theo thực tiễn và chuẩn mực quốc tế mà vẫn chỉ thực hiện chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm.

- Hệ thống thông tin, công nghệ quản lý thanh khoản còn lạc hậu: Tuy NHCTVN dẫn đầu về hệ thống công nghệ ngân hàng nước ta nhưng so với khu vực và quốc tế thì còn thua kém về nhiều mặt. Đặc biệt là công nghệ thông tin để hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thanh khoản chưa đủ, chua đồng bộ, đường truyền có hiện tượng xảy ra tắc nghẽn.

b) Nguyên nhân khách quan

- Thời gian qua nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước và trên thế giới có nhiều biến động lớn, diễn biến phức tạp nên việc lường trước được các diễn biến này là rất khó và ngân hàng không thể làm hết được. Lạm phát tăng quá mức vào đầu năm nhưng lại thiểu phát vào cuối năm, mức lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có, tỷ giá USD/VND tăng đột biến khiến biên độ tỷ giá được nới rộng liên tục. Thị trường chứng khoán ảm đạm và dường như không có đáy… Những biến động ấy gây rất nhiều khó khăn cho thanh khoản của ngân hàng và công tác quản lý thanh khoản.

- Sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn đặc biệt trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi sự năng động và mở rộng của ngân hàng. NHCT tăng trưởng cho vay quá cao khiến cho tỷ lệ cho vay/huy động tại một số thời điểm vượt quá 100% (tháng 9/2008 đạt mức 103%). Điều đó ngoài mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng làm cho tình hình thanh khoản trở nên xấu đi nên về lâu dài ngân hàng phải cân đối và ổn định lại cho hợp lí.

- Thị trường tài chính của nước ta chưa thực sự phát triển, và phát triển ở mức độ thấp. Cho nên thanh khoản của tài sản tài chính yếu. VD như thị trường chứng khoản chưa kịp đứng vững thì đã rơi vào tình trạng khủng hoảng làm cho các ngân hàng sở hữu nhiều chứng khoán rơi vào tình thế khó khăn và khủng hoảng thanh khoản. Thị trường tiền tệ nhỏ, việc lưu thông vốn yếu cũng là nguyên nhân làm cho quản lý thanh khoản của ngân hàng không được như ý muốn.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý thanh khoản chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa thực sự hướng theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới đang áp dụng các tiêu chí hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro của ủy ban Basel. Chính điều này đang gây cản trở trong quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế.

CHƯƠNG III: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển kinh doanh

Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, thực hiện 4 hoá: Hiện đại hoá; Cổ phần hoá; Chuẩn hoá các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự cán bộ; Công khai minh bạch hoá, lành mạnh tài chính.

Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tổng tài sản nợ, tổng tài sản có, thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bền vững. Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Đảm bảo an ninh tài chính, an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của NHCTVN. Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu của NHCTVN, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, đem đến lợi ích chung cho toàn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng của NHCTVN.

3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh khoản3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản 3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản

Muốn quản lý thanh khoản tốt, Ngân hàng Công thương cần có một chiến lược thanh khoản phù hợp và được cụ thể hóa. Chiến lược thanh khoản được dựa trên việc phân tích và dự báo, bởi ngân hàng không thể lường hết trước được diễn biến của thị trường và của khách hàng, điều ngân hàng cần phải làm là dự tính cho cả những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhà quản lý phải nắm rõ nguồn cung cầu tiền gửi tại ngân hàng không chỉ trong thời điểm hiện tại mà phải phân tích cả quá khứ và dự tính cho tương lai. Muốn thế, nhà quản lý cần dựa vào các nhân tố có thể làm thay đổi trạng thái thanh khoản trong tương lai và chuẩn bị cho các tình huống giả định. Một chiến lược tốt đảm bảo cho ngân

hàng luôn chủ động, kế hoạch hóa được các hoạt động của mình. Vì rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất ngờ, và ngân hàng có rất ít thời gian để lập kế hoạch khi khủng hoảng bắt đầu khiến cho chi phí để đối phó với khủng hoảng trở nên tốn kém hơn rất nhiều và có thể ngân hàng không được chủ động chọn lựa nguồn hợp lí để bổ sung thanh khoản nữa. Điều này cũng cho ta thấy được khả năng chống đỡ với những biến động bất ngờ và lâu dài của ngân hàng, và nếu được dự báo trước, có chiến lược đảm bảo thanh khoản trong các trường hợp, thì ngân hàng sẽ tăng được khả năng chống đỡ này. Ngân hàng cần vận dụng kết hợp cả 2 phương pháp quản lý thanh khoản tĩnh và động, phương pháp tĩnh để xác định mức thanh khoản dựa trên các số liệu trên bảng cân đối tài sản, phương pháp động để phân tích trạng thái thanh khoản và đưa ra dự báo.

Ngoài các khả năng thông thường về chỉ số trên bảng tổng kết tài sản thay đổi dẫn tới sự thay đổi của trạng thái thanh khoản, thì nhà quản lý rủi ro thanh khoản cũng phải chú ý đến những khả năng chung của thị trường. Một ngân hàng nào đó khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới rủi ro cho cả hệ thống, và lảm ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng không khủng hoảng. Tương tự, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường tài chính…cũng là những vấn đề mà một chiến lược thanh khoản tốt phải tính đến.

3.2.2 Áp dụng và tuân thủ chặt chẽ mô hình quản lý thanh khoản

Thời gian qua NHCTVN đã có nhiều chuyển biến lớn trong công tác quản trị rủi ro nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng để ngày càng phù hợp với mô hình quản lý và thông lệ quốc tế. Mô hình quản lý thanh khoản hiện nay mới được triển khai và áp dụng với sự hỗ trợ và tư vấn của các công ty tư vấn tài chính nước ngoài. Tuy nhiên việc áp dụng chưa triệt để, chưa nắm bắt hết các quy trình quản lý do nhiều hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức. Các dự báo thanh khoản lập ra không kịp thời với diễn biến thị trường dẫn tới hiệu quả của việc quản lý. Vì vậy, trong thời gian tới NHCTVN cần

tiếp tục tăng cường tập huấn và trau dồi kinh nghiệm cho cán bộ quản lý rủi ro, tuân thủ chặt chẽ mô hình quản lý thanh khoản, tăng cường giám sát việc thực hiện để mô hình quản lý thanh khoản đáp ứng được nhiệm vụ của nó và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản

Phát triển nguồn nhân lực là nội dung trọng tâm trong kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Muốn đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng hiện đại thì con người trong đó cũng phải có khả năng làm việc và sức sáng tạo cao. Đặc biệt là công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng. Việc theo kịp trình độ quản lý và công nghệ của thế giới theo xu hướng hội nhập phụ thuộc trình độ quản lý và khả năng phân tích của cán bộ quản lý rất nhiều. Công việc đó đòi hỏi cán bộ quản lý phát hiện được các xu hướng, biến động của thị trường và đưa ra chiến lược tốt nhất, hiệu quả nhất.

Ngân hàng Công thương Việt Nam cần không ngừng nâng cao công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu. Tuyển con người phù hợp với từng công việc và được đào tạo cơ bản về công việc đó chứ không đào tạo chung chung. Bên cạnh đó, NHCTVN cần chú trọng học tập kinh nghiệm của nước ngoài bằng việc thường xuyên cử cán bộ đi học, tác nghiệp và thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn để nâng cao năng lực thực tiễn về quản lý thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế.

Ngoài ra để giữ chân những cán bộ giỏi, thu hút nhân tài, NHCTVN bằng việc khen thưởng, khuyến khích người lao động còn phải xây dựng hệ thống đánh giá công việc một cách khoa học để họ hưởng công tương xứng năng lực, phát huy tính sáng tạo.

3.2.4. Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin

Như đã nghiên cứu ở trên, việc quản lý rủi ro muốn chính xác và kịp thời đòi hỏi phải có nền tảng công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin phát triển ở

mức cao. Việc đầu tư nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin là vấn đề tất yếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay. NHCTVN luôn cố gắng là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đơn vị hướng tới xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin kết nối tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các nghiệp vụ nhằm tăng hiệu quả, hơn nữa đảm bảo thông tin cập nhật và chính xác để hỗ trợ việc quản lý rủi ro. Nền tảng công nghệ thông tin giúp việc quản lý thanh khoản có thể đo lường, giám sát, tính toán được trạng thái thanh khoản từ các dòng tiền vào và ra của ngân hàng.

Thời gian tới NHCTVN cần giải quyết một số mặt sau để tăng cường quản lý thanh khoản :

- Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng và quyết định, vì kết quả do máy tính tạo ra phụ thuộc vào quy chuẩn của báo cáo và phần mềm của hệ thống sử dụng. Phần mềm hiện đại giúp con người giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí trong các nghiệp vụ, từ đó tăng năng suất, hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.

- Hiện đại hóa toàn diện và đồng bộ, không đầu tư dàn trải mà thiếu tính đồng bộ. Mục tiêu là hóa hoạt đồng kinh doanh và tổ chức quản lý ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, cải cách hoạt động nghiệp vụ trên nền tảng CNTT hiện đại, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

3.2.5. Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Rủi ro thanh khoản cũng có thể phát sinh từ hoạt động của chính ngân hàng. Do vậy, kiểm soát nội bộ là giảm rủi ro trong tất cả các khâu hoạt động, giúp toàn bộ hệ thống làm việc theo đúng quy trình. NHCTVN các cấp phải kiểm soát, đôn đốc lẫn nhau và phải duy trì thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, các phòng nghiệp vụ tuân thủ theo đúng chiến lược mà ngân hàng đề ra và chế độ quản lý của ngành, của Nhà nước. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro phải được tách ra giữa bộ phận quản lý rủi ro và bộ

phận kinh doanh nhưng vẫn phải kết hợp và làm việc theo mục tiêu hoạt động của ngân hàng đề ra.. Muốn đạt được yêu cầu đó ngân hàng Công thương trong thời gian tới cần:

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được giao cho phòng chuyên trách và được thực hiên một cách thường xuyên, liên tục nhằm đôn đốc các chi nhánh tuân thủ đúng nguyên tắc và nâng cao ý thức cán bộ.

- Xây dựng và ban hành các sổ tay quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ

3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố bao trùm đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng cao. Sự phát triển của khách hàng, của các doanh nghiệp, tăng trưởng về thu nhập của dân cư cũng chính là sự bền vững về thanh khoản của ngân hàng. Do vậy, một cách gián tiếp sự quản lý vĩ mô của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho quản lý thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác, trực tiếp hơn, các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, sự thay đổi lãi suất và chính sách tiền tệ cũng tác động ngay đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Ví dụ như quyết định … làm các ngân hàng thiếu hụt về thanh khoản dẫn tới sự phát triển nóng về tín dụng trong thời gian qua.

Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, cụ thể:

- Kiểm soát và khắc phục nhanh những yếu tố tiềm ẩn có thể dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô.

3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý

Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhằm cải thiện hành lang pháp lý đối với công tác quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Đầu tiên là quyết định 297/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999 trong đó quy định về việc đảm bảo khả năng chi trả cho ngày làm việc tiếp theo và gần đây nhất là quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 đã có đề cập đến việc đảm bảo duy trì trạng thái thanh khoản mà cụ thể là khe hở thanh khoản trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy định này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và kém hiệu quả trong việc bảo đảm an toàn hoạt động và quản lý rủi ro.. Theo một khảo sát do Công ty tư vấn Ernst&Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, thì có tới 19/25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng.

Về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động : cần phải có quy định áp dụng riêng cho hoạt động hợp nhất (ngân hàng và toàn bộ các pháp nhân trực thuộc) và hoạt động của riêng ngân hàng. Xem xét lại tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vì tỷ lệ này không phát huy tác dụng trong thời gian qua; cách xác định tỷ lệ này cũng chưa phù hợp (việc xác định cho vay trung và dài hạn dựa vào thời gian gốc ban đầu của khoản cho vay, trong khi thời gian vay của nhiều khoản vay trung, dài hạn chỉ còn lại dưới 12 tháng); để duy trì tỷ lệ này, nhiều ngân hàng đã phải cơ cấu lại tài sản và công nợ của mình bằng cách vay dài hạn từ tổ chức tín dụng nước ngoài và gửi lại chính tổ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w