I / MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
2. Về phía các ngân hàng thương mại
2.3.4. Xây dựng các kế hoạch đối ứng
Các ngân hàng cần phải phát triển các kế hoạch đối ứng, bao gồm các chiến lược truyền thông, nhằm đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, kiểm soát rủi ro uy tín và hạn chế những khó khăn có thể xảy ra trong các dịch vụ E- banking, bao gồm những rủi ro có thể xuất phát từ các hệ thống và hoạt động ngoài nguồn.
Để xây dựng được kế hoạch đổi ứng đáp ứng kịp thời các vấn đề phát sinh, cần:
- Kế hoạch đối phó với các vấn đề phát sinh có thể xảy ra nhằm phục hồi hệ thống và các dịch vụ E-banking phải được xây dựng dựa trên hoàn cảnh, tình hình và vị trí địa lý cụ thể. Phân tích hoàn cảnh bao gồm việc xem xét các khả năng mà rủi ro có thể xuất hiện và ảnh hưởng của nó đến ngân hàng. Các hệ thống E-banking nằm ngoài phạm vi kiểm soát của nhà cung ứng dịch vụ, của bên thứ 3 cũng sẽ được xem xét trong kế hoạch này.
- Các cơ chế để nhận biết các vấn đề phát sinh ngay khi xuất hiện, nhằm kiểm tra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và sớm kiểm soát những rủi ro uy tín có thể xuất hiện.
- Chiến lược truyền thông nhằm kiểm soát thị trường và phương tiện truyền thông liên quan nơi có thể phát sinh vi phạm về bảo mật, tấn công trực tuyến và/hoặc lỗi của hệ thống E-banking.
- Xây dựng các nhóm kỹ thuật được được đào tạo và cấp quyền để phân tích các hệ thống, phát hiện các phát sinh và kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến E-banking.
- Xây dựng một quy trình thu thập và lưu giữ các bằng chứng nhằm tạo điều kiện cho việc xem xét, đánh giá sau này đối với những phát sinh trong hoạt động E-banking để có thể hỗ trợ việc truy cứu trách nhiệm đối với các đối tượng vi phạm.