Cơ cấu vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Trang 60 - 62)

Trong những năm đầu đi vào hoạt động, nguồn vốn chủ yếu của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ là vốn uỷ thác và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ cấu vốn của Công ty đã có sự thay đổi rõ nét. Cơ cấu vốn của Công ty hiện nay cũng như đã phân tích là cơ cấu trong đó chủ yếu là nợ còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây cũng chính là cơ cấu

hợp lý đối với một trung gian tài chính. Cơ cấu vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2002 - 2008

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn 390,3 856,6 1476,4 3261,3 3666,6 7211,5 5983 VCSH 40,3 50,7 121,7 144,9 645,7 1028,7 1030,4 VCSH/TV(%) 10,3 5,9 8,2 9,9 17,6 14,3 17,2 Nợ 337,2 481,1 813,2 1606,8 2410,9 5508,4 3460 Nợ/TV(%) 86,4 56,2 55,1 49,3 65,8 76,4 57,8

Nguồn: Báo cáo thường niên 2002 - 2008

Từ bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ nợ gấp khoảng 6 - 9 lần vốn chủ sở hữu tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong thời gian qua. Như vậy, cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu là khá hợp lý, tuy nhiên trong cơ cấu nợ lại có những bất hợp lý của nó. Có thể nhận thấy những nguồn có chi phí cao như nguồn nhận uỷ thác và vay các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ trong khi những nguồn có chi phí thấp và là nguồn cơ bản của Công ty như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng thấp.

Trên thế giới những nguồn vốn cơ bản mà Công ty Tài chính trong tập đoàn huy động sử dụng là vay từ Công ty mẹ và các đơn vị trong tập đoàn hoặc phát hành giấy tờ có giá. Trong khi đó ở Việt Nam điều này thì ngược lại. Các nguồn huy động thông qua uỷ thác và vay thường có chi phí cao do phải chịu lãi suất đầu ra của các trung gian tài chính. Với nguồn nhận uỷ thác thì Công ty Tài chính chỉ nhận được chủ yếu là phí uỷ thác. Có thể coi chi phí của nguồn uỷ thác là cao bởi đơn vị uỷ thác cho Công ty Tài chính nhằm đầu

tư hoặc cho vay thường yêu cầu một mức sinh lời lớn. Như vậy, trong cơ cấu nợ mà phần lớn là nguồn uỷ thác, nguồn vay nợ, còn nguồn nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng thấp hơn, đây chính là điểm bất hợp lý mà Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ cần phải có sự thay đổi trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w