Nhóm nhân tố khách quan 24 1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trơng

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Cty Điện tử Sao Mai. (Trang 26 - 29)

IV. Các nhân tố ảnh hởng đến tiêu thụ hàng hóa và quản trị tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp

2. Nhóm nhân tố khách quan 24 1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trơng

2.1- Nhóm các nhân tố thuộc môi trờng vi mô.

Ngời cung ứng:Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể gây ra những khó khăn làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm trong trờng hợp sau: nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần thì chỉ có một vài công ty có khả năng cung cấp hoặc loại vật t mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp, khi đó nhà cung cấp có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp và có thể ép buộc doanh nghiệp mua với giá cao, khiến cho chi phí sản xuất tăng lên, giá thành tăng làm mức tiêu thụ giảm dẫn tới lợi nhuận giảm hoặc doanh nghiệp không thể mua nguyên liệu để sản xuất, không có sản phẩm bán ra và cuối cùng bị các đối thủ cạnh tranh khác giành mất thị trờng. Để giảm bớt đợc ảnh hởng xấu của nhà cung cấp, các doanh nghiệp cần phải có quan hệ tốt với họ, hoặc doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhiều nguồn cung cấp, trong đó phải chọn một nhà cung cấp chính, nghiên cứu tìm ra nguyên vật liệu thay thế, dự trữ nguyên vật liệu...

Khách hàng:Những khách hàng mua sản phẩm của một ngành nào đó có thể làm giảm lợi nhuận của ngành đó bằng cách yêu cầu sản phẩm chất lợng cao hơn hay cũng có thể cùng doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp kia. Nh vậy, khách hàng cũng gây ảnh hởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị hiếu của khách hàng là nhân tố mà ngời sản xuất phải quan tâm thờng xuyên. Nh ta đã biết sản phẩm phải đáp ứng đợc thị hiếu của ngời tiêu dùng nếu không sẽ rất khó tiêu thụ. Do đó, thị hiếu là nhân tố kích thích mạnh mẽ tới việc tiêu thụ sản phẩm. Và một yếu tố đặc biệt quan trọng khác, đó là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng, nó cũng có tính quyết định lợng hàng

hoá tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng, khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cũng phải đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập của dân chúng.

Các tổ chức cạnh tranh: Các tổ chức cạnh tranh và bạn hàng là những yếu tố tác động rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm cuả doanh nghiệp. Những tổ chức cạnh tranh này môt mặt là đối thủ của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí, hạ giá bán, hoặc không nâng đợc giá bán theo ý muốn. Điều đó có nghĩa là các tổ chức cạnh tranh làm cho doanh nghiệp phải hoạt động trong các điều kiện khó khăn hơn, làm cản trở hoạt động tiêu thụ và do đó lợi nhuận có nguy cơ giảm. Nhng mặy khác, cũng chính các tổ chức cạnh tranh lại là các "đồng nghiệp" của doanh nghiệp, cùng với doanh nghiệp (do có sự cạnh tranh lẫn nhau) tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn khách hàng đến mua hàng, vì vậy lại thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.

2.2- Nhóm các nhân tố thuộc môi trờng vĩ mô.

Các nhân tố về mặt kinh tế: Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trờng kinh doanh. Đồng thời các yếu tố này cũng có vai trò ảnh hởng to lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Tốc độ tăng trởng của nền kinh tế: Nền kinh tế tăng trởng và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân c tăng, khả năng thanh toán của họ tăng, dẫn đến sức mua của các loại hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, và doanh nghiệp nào nắm bắt đợc tốt cơ hội này và có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng (số lợng, chất lợng, giá cả, thời gian...) thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao và sẽ thành công.

Tỷ giá hối đoái: đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế mở. Khi đồng nội tệ giảm giá thì thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên cả trên thị trờng trong nớc và thị trờng ngoài nớc, vì khi đó giá bán các hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp giảm hơn so với đối thủ nớc Ngoài.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng: nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là so với những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về vốn chủ sở hữu. Đồng thời lãi suất tăng làm cho lợng tiền trong dân chúng giảm do họ gửi tiền trong ngân hàng dẫn tới sức mua giảm, và dẫn đến mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp giảm.

Các chính sách kinh tế của Nhà nớc: chính sách phát triển kinh tế của Nhà nớc ảnh hởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích các doanh nghiệp nớc ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị trờng Việt Nam, điều này làm cho tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên ngày càng gay gắt hơn. Nếu doanh nghiệp không nâng cao chất lợng sản phẩm, có giá cả hợp lý sẽ khó mà tiêu thụ đợc trong cơ chế này.

Các nhân tố thuộc chính trị, pháp luật: Một thể chế chính trị, một hệ thống luật pháp rõ ràng, mở rộng và ổn định, sẽ làm cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. Chẳng hạn, chính sách của Nhà nớc về xuất nhập khẩu sẽ ảnh hởng lớn tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nớc so với các doanh nghiệp sản xuất ở nớc Ngoài.

Các nhân tố về khoa học, công nghệ: Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng, đó là chất lợng và giá bán. Trên thế giới hiện nay, công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá cả sang cạnh tranh về chất lợng, cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ có hàm lợng khoa học và công nghệ cao.

Các nhân tố về văn hóa, xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu và thói quen tiêu dùng, tín ngỡng, tôn giáo đều ảnh hởng đến cơ cấu nhu cầu thị trờng và do đó sẽ ảnh hởng đến môi trờng kinh doanh của các doanh nghiệp. Những khu vực thị trờng khác nhau mà ở đó thị hiếu, nhu cầu của ngời tiêu dùng khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách sản phẩm và chính sách tiêu thụ khác nhau. Sự phù hợp của các điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp với các yếu tố văn hoá xã hội của một thị trờng nào đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh, và sẽ làm tăng mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và thậm chí cho sự phát triển của một quốc gia. Các nhân tố tự nhiên bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trơng sản phẩm, mở rộng thị trờng, giảm các chi phí thơng mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Với nhân tố tự nhiên là tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất hàng hoá vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu thị tr- ờng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Cty Điện tử Sao Mai. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w