Thuật toán ngƣỡng tuyệt đối

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các thuật toán chuyển giao trong wcdma (Trang 69 - 71)

Đối với thuật toán ngƣỡng tuyệt đối, giá trị ngƣỡng thêm vào (ngƣỡng cứng) cần đƣợc thiết lập phù hợp với công suất Eb/I0 trung bình nhận đƣợc. Nếu đƣa ra các ngƣỡng thêm vào quá nhỏ trong khi công suất Eb/I0 nhận đƣợc quá lớn dẫn đến vùng chuyển giao lớn tăng chi phí chuyển giao. Trong hình 4.11, nếu giá trị ngƣỡng thêm vào trong khoảng 1-8 dB, kích thƣớc tập tích cực trung bình luôn bằng 3, nghĩa là UE luôn trong trạng thái chuyển giao mềm 3 đƣờng. Việc này làm cho xác suất xảy ra sự trôi công suất hƣớng xuống cao hơn dẫn đến giảm hiệu suất chuyển giao.

Giá trị tốt nhất cho ngƣỡng thêm vào T_add nằm trong khoảng 12-14dB đối với mô hình mô phỏng trên.

KẾT LUẬN



Luận văn đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá chung cho các thuật toán chuyển giao. Các kết quả phân tích hiệu suất cấp đường dẫn được sử dụng để tính toán mô phỏng mô hình mạng tế bào. Khi so sánh tính hiệu quả các thuật toán chuyển giao người ta thường dựa chủ yếu trên các thông số hiệu suất sử dụng tài nguyên như số lần chuyển giao, tốc độ cập nhật tập tích cực và kích thước tập tích cực trung bình. Một thuật toán chuyển giao hiệu quả cần có số lần chuyển giao nhỏ, kích thước tập tích cực trung bình lớn và tốc độ cập nhật tập tích cực thấp. Để đạt được mục tiêu đó, các thông số của thuật toán cần được thiết lập phù hợp với hiện trạng của mạng dựa trên các kết quả kiểm tra, đo thử.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ GPS, ta có thể xác định dễ dàng vị trí của thuê bao di động. Từ đó, ta có thể tính toán khoảng cách từ UE tới Node B đang phục vụ và các Node B đo đạc được. Để nâng cao hiệu quả của thuật toán chuyển giao truyền thống người ta dựa vào thông số khoảng cách từ UE tới các node B để đưa ra các ngưỡng tương đối cho sự kiện thêm vào, và xóa bỏ. Nếu khoảng cách từ UE tới Node B đang phục vụ nhỏ hơn khoảng cách từ UE tới Node B đang định đưa vào tập tích cực thì ta tăng giá trị thông số trễ để Node B khó đưa vào tập tích cực hơn và ngược lại. Dựa trên ý tưởng đó, các giáo sư của Học viện máy tính và truyền thông Đài Bắc (Đài Loan) đưa ra thuật toán chuyển giao dựa trên tính di động (Mobility-Based Soft Handover Algorithm). Các kết quả đo đạc thực nghiệm cho thấy số lần chuyển giao giảm được 20-30% so với thuật toán truyền thống. Hi vọng trong tương lai gần thuật toán này sẽ được triển khai rộng rãi trong hệ thống WCDMA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



[1] H. Holma, A. Toskala, WCDMA for UMTS, John Wiley & Sons Ltd, 4th edition, 2007

[2] Yuchen, Soft Handover Issues in Radio Resource Management for 3G WCDMA Networks, 2003

[3] Stijin N.P.Van Cauwenberge, Technical University of Denmark, University of Gent, Belgium, Study of soft handover in UMTS, 2003

[4] Jordi Pérez – Romero, Oriol Sallent, Ramon Agustí, Radio Resource Management Strategies in UMTS, John Wiley & Sons Ltd, 2005

[5] Ts Hồ Văn Cừu & Ths Phạm Thanh Đàm, Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông, Bài giảng Thông Tin Di Động Số

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các thuật toán chuyển giao trong wcdma (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)