Kiến thức về đặc tính truyền vô tuyến là điều kiện tiên quyết để thiết kế hệ thống thông tin vô tuyến. Không giống nhƣ truyền thông cố định, môi trƣờng truyền của thông tin di động khá khó dự đoán trƣớc đƣợc. Thông thƣờng, kênh vô tuyến đƣợc mô hình ở trạng thái tĩnh bằng cách sử dụng dữ liệu đo đạc thực tế. Nhiều phƣơng pháp đo đƣợc thực hiện để thu đƣợc đặc tính của môi trƣờng vô tuyến.
Nói chung, tín hiệu fading trong môi trƣờng vô tuyến có thể chia thành 3 loại:
- Thành phần fading diện rộng: tổn hao tuyến. Đây là hiện tƣợng suy giảm cƣờng độ tín hiệu nhận theo khoảng cách gây ra bởi sự phản xạ, nhiễu xạ xung quanh các cấu trúc, và sự khúc xạ.
- Thành phần fading thay đổi chậm: hiệu ứng bóng râm gây ra bởi các chƣớng ngại vật nhƣ tòa nhà, núi đồi, cây….
- Thành phần fading thay đổi nhanh: hiện tƣợng fading đa đƣờng là do sự phản xạ sóng truyền bởi các vật thể (tòa nhà, cây cối …). Sự khác nhau về độ dài của các tín hiệu đa đƣờng dẫn đến trễ truyền khác nhau. Tổng của các thành phần này gây ra fading.
Tùy thuộc vào môi trƣờng vô tuyến, các thông số cho mô hình kênh truyền khác nhau. Theo ITU, có thể chia làm 3 loại môi trƣờng vô tuyến:
- Phƣơng tiện giao thông (Vehicular)
- Ngoài trời và khách bộ hành (Outdoor and pedestrian) - Văn phòng (Indoor Office)
Các môi trƣờng vô tuyến này tƣơng ứng với các loại cell: macro-cell, micro-cell, và pico-cell. Trong luận văn này, chỉ tập trung đến chuyển giao nên ta chỉ mô phỏng hệ thống WCDMA với các macrocell