NĂNG LỰC VÀ NHẬN THỨC VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên (Trang 45 - 49)

Phần này đề cập tới khía cạnh năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử bao gồm:

- Các vấn đề mấu chốt về năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử - Các thách thức về mặt năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử - Tổng quan và phân tích các khía cạnh chính

- Đánh giá/ Khuyến nghị

4.1. Các mục tiêu và các vấn đề mấu chốt về năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử phủ điện tử

Năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công, thƣờng đƣợc thấy là còn thiếu trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử. Sở dĩ nhƣ vậy là vì thực tế cho thấy, các nƣớc trong giai đoạn đầu thực thi Chính phủ điện tử tập trung chủ yếu vào việc triển khai các đơn xin qua mạng và các dịch vụ điện tử. Dƣới đây là các mục tiêu về năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử:

- Nâng cao năng lực thực thi Chính phủ điện tử (quản lý và kỹ thuật) xét về khía cạnh đào tạo, giáo dục và học qua mạng.

- Tăng cƣờng sự hợp tác chặt chẽ với các ngành và trƣờng đại học để nâng cao năng lực về thực thi Chính phủ điện tử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển các chƣơng trình thông tin truyền thông về sự thay đổi của Chính phủ điện tử

- Phát triển nhận thức về Chính phủ điện tử cho cộng đồng và nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nƣớc trong việc truyền thông công cộng

- Phát triển một cơ chế để nắm bắt và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai Chính phủ điện tử

Trong bối cảnh của Việt nam, vấn đề này bao gồm các khía cạnh sau: - Năng lực về Chính phủ điện tử, đào tạo và giáo dục

- Học qua mạng về Chính phủ điện tử

- Truyền thông về sự thay đổi của Chính phủ

- Nhận thức về Chính phủ điện tử và các công tác truyền thông công cộng - Nắm bắt và chia sẻ các điển hình về thực thi Chính phủ điện tử

4.2. Các thách thức hiện nay

Sau đây là các thách thức cụ thể đặt ra xét trên khía cạnh năng lực và nhận thức về Chính phủ điện tử:

- Năng lực hạn chế về Chính phủ điện tử, đặc biệt là ở các tỉnh

- Khoảng cách giữa các viên chức của Nhà nƣớc và việc triển khai các dịch vụ công, dịch vụ điện tử

- Khả năng quản lý sự thay đổi trong việc thực thi các dự án về công nghệ thông tin truyền thông và Chính phủ điện tử

- Thiếu chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn giữa các cơ quan nhà nƣớc

- Thiếu nhận thức của cộng đồng về Chính phủ điện tử, đặc biệt là ở các tỉnh - Thiếu các chuyên gia tại các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý và dự

báo về Chính phủ điện tử.

4.3. Năng lực về Chính phủ điện tử và vấn đề Giáo dục và đào tạo

4.3.1. Tổng quan và phân tích

Đề án 112 thực hiện việc đào tạo nhân viên kỹ thuật về công nghệ thông tin truyền thông tại nhiều cơ quan chức năng của nhà nƣớc. Mặt khác, NAPA cũng tổ chức nhiều hội thảo, họp và diễn đàn về cải cách hành chính và quản lý công.

Cần tạo ra các năng lực mới dành cho cấp lãnh đạo cao và trung cấp về Chính phủ điện tử, Vấn đề này bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chính phủ điện tử

- Cải tiến quy trình tác nghiệp

- Quản lý chiến lƣợc ICT và chức năng của các lãnh đạo về thông tin - Quản lý sự thay đổi đối với các tổ chức công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề án 112 thực hiện một loạt các chuẩn ICT và tiến hành dự án về đào tạo các đào tạo viên để phổ cập các chuẩn này. Các kế hoạch đƣợc triển khai việc đào tạo các chuẩn ICT bao gồm

- Quản lý dự án - Quản lý chất lƣợng - Mua sắm

- Cải tiến quy trình - Phát triển hệ thống

- Hoạt động bảo dƣỡng và hỗ trợ - Kiểm toán về mặt kỹ thuật

4.3.2. Đánh giá/ Khuyến nghị

(1). Một dự án về giáo dục và đào tạo về Chính phủ điện tử đƣợc khuyến nghị thực hiện nhƣ một phần của chiến lƣợc tăng cƣờng năng lực về Chính phủ điên tử. Dự án này bao hàm cả việc quản lý và đào tạo về mặt kỹ thuật thực thi Chính phủ điện tử mà trƣớc mắt ƣu tiên thực hiện đối với 3 nhóm: lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung và các chuyên gia.

(2). Khuyến nghị các chƣơng trình hợp tác giữa các ngành với các nhà cung cấp công nghệ thông tin truyền thông quốc tế nhằm hỗ trợ các uỷ ban nhân dân.

(3). Một khuyến nghị cơ bản nữa là việc hợp tác với các trƣờng đại học trong nƣớc để đào tạo quản lý và kỹ thuật về Chính phủ điện tử

4.4. Học trực tuyến (E-learning) đối với Chính phủ điện tử

4.4.1. Tổng quan/ phân tích

Học trực tuyến là một thuật ngữ có ý nghĩa bao trùm việc cung cấp các hƣớng dẫn trên máy (courseware) thông qua mạng Internet, tự học từ xa hoặc học tại nhà thông qua kết nối intranet. Học trực tuyến là một khuynh hƣớng chung thay thế cho việc học trực diện trên lớp và có ý nghĩa chiến lƣợc đối với phần lớn doanh nghiệp và chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với Việt Nam, một đất nƣớc đông dân cƣ với nhiều viên chức nhà nƣớc ở các tỉnh, thành, việc học trự tuyến còn mang một ý nghĩa nữa là tăng cƣờng năng lực về Chính phủ điện tử.

4.4.2. Đánh giá/ khuyến nghị

(1). Các chiến lƣợc tiến hành việc học trực tuyến góp phần giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc triển khai các dự án về Chính phủ điện tử. Khuyến nghị thực hiện hai chƣơng trình thí điểm về việc học trực tuyến. Một chƣơng trình học về các giải pháp công nghệ nhƣ một cổng thông tin về việc học trực tuyến. Chƣơng trình khác là một cổng thông tin mà ngƣời cung cấp dịch vụ đƣa ra để quản lý và đăng tải các nội dung về Chính phủ điện tử cho các cơ quan.

(2). Khuyến nghị thành tập một nhóm chuyên trách bao gồm cán bộ của các cơ quan chức năng chủ chốt để nghiên cứu về các giải pháp học trực tuyến và khuyến nghị các thí điểm học trực tuyến phù hợp.

(3). Là một phần trong chiến lƣợc phát triển nội dung, khuyến nghị thúc đẩy các chƣơng trình đào tạo kỹ thuật và quản lý đƣa ra trong chƣơng trình giáo dục và đào tạo về Chính phủ điện tử

4.5. Nhận thức về Chính phủ điện tử và truyền thông công cộng

4.5.1. Tổng quan và phân tích

Một trong những bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử là cần tạo ra nhận thức về Chính phủ điện tử, đặc biệt là việc thực hiện các dịch vụ điện tử.

Phát triển năng lực truyền thông công cộng đối với các cơ quan nhà nƣớc đang trở thành một nhu cầu thực sự để quản lý truyền thông và các mong muốn chung của cộng đồng.

4.5.2. Đánh giá/ Khuyến nghị

(1). Khuyến nghị thành lập một chƣơng trình phát triển nhận thức và truyền thông về Chính phủ điện tử để hỗ trợ cho việc truyền thông tới nhân dân và các doanh nghiệp về Chính phủ điện tử và ích lợi của nó.

(2). Khuyến nghị thành lập một uỷ bản gồm có các cơ quan chức năng chính để hỗ trợ cho chƣơng trình nhận thức về Chính phủ điện tử về khía cạnh lập kế hoạch, triển khai, quản lý và các hoạt động khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(3). Cần thiết phải nâng cao năng lực truyền thông công cộng cho các cơ quan nhà nƣớc có liên quan tới các dự án về Chính phủ điện tử. Việc này cần tiến hành thông qua các khoá đào tạo chuyên sâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên (Trang 45 - 49)