Xây dựng năng lực về Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên (Trang 50 - 51)

5. LỘ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

5.1.2.Xây dựng năng lực về Chính phủ điện tử

Phần này bao gồm 3 lĩnh vực: các năng lực về Chính phủ điện tử , các ứng dụng ICT trong nội bộ các cơ quan Nhà nƣớc (Chính phủ – Chính phủ, Chính phủ – Viên chức Nhà nƣớc) và quản lý ICT trong điều hành Chính phủ điện tử.

(1). Các năng lực về Chính phủ điện tử

Đề cập tới các hội thảo và chƣơng trình đào tạo mở rộng nhằm xây dựng năng lực về Chính phủ điện tử, có thể bao gồm các chƣơng trình nhƣ "Những vấn đề cơ bản của Chính phủ điện tử", "Tái cơ cấu quy trình quản lý tác nghiệp"… Các đối tƣợng tham gia gồm có các nhà quản lý trung và cao cấp, các chuyên viên có kinh nghiệm, và cuối cùng là toàn bộ các viên chức nhà nƣớc (là một phần trong chƣơng trình nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử).

(2). Phát triển các ứng dụng ICT (Chính phủ – Chính phủ, Chính phủ – Viên chức Nhà nước)

Phần này bao gồm các vấn đề sau:

- Ứng dụng thí điểm về Chính phủ – viên chức nhà nƣớc áp dụng cho các cơ quan Nhà nƣớc đã đƣợc trang bị hệ thống máy tính và cơ sở hạ tầng ICT tiên tiến.

- Các lĩnh vực hợp tác chéo và lĩnh vực mới nhằm tăng cƣờng sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc.

- Các ứng dụng tiềm năng Chính phủ – cơ quan nhà nƣớc nhằm hỗ trợ các dịch vụ điện tử của các cơ quan Nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (3). Tăng cường quản lý ICT

Tăng cƣờng quản lý ICT bao gồm:

- Phát triển khuôn khổ ứng dụng Chính phủ điện tử và kiến trúc dịch vụ đối với các dịch vụ điện tử tích hợp. Vấn đề này bao gồm mô hình và các điển hình thực tiễn nhằm hƣớng dẫn các cơ quan Nhà nƣớc cấp tỉnh, thành phố thực thi Chính phủ điện tử.

- Xem xét tạo lập một kiến trúc công nghệ và quản lý ICT dành cho các cơ quan nhà nƣớc. Kiến trúc này tạo nền tảng cho các đơn vị công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nƣớc để quản lý ICT có hiệu quả và hỗ trợ Chính phủ điện tử.

- Các chuẩn về ICT (thông qua đào tạo các giảng viên- TOT)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên (Trang 50 - 51)