Bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển thương mại điện tử sẽ là một trong những xu thế kinh tế chủ đạo, có sức lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế và xã hội mà cả trong tương quan lực lượng cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Điều đó đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta - những nước mà cơ sở hạ tầng thông tin còn lạc hậu và yếu kém. Bởi vậy, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và chủ động tham gia kinh tế mạng trở thành vấn đề cốt tử đối với các nước đang phát triển, nếu họ không muốn tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế.
Ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, thiếu vốn, ngành ngân hàng kém phát triển, hệ thống pháp luật chưa đủ, lượng người dùng Internet chưa cao – đó là những khó khăn chính của Việt Nam trên con đường áp dụng thương mại điện tử được ông Gaylen Duncan, Chủ tịch hiệp hội Công nghệ thông tin Canada, đưa ra trong một hội nghị về thương mại điện tử được tổ chức ngày 5/7/2005 tại Hà Nội. Trong khi đó Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, ông Mai Anh, cho rằng thách thức lớn nhất của thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay là các cơ quan quản lý chưa thực sự vào cuộc. Ông Mai Anh hối thúc Chính Phủ phải thành lập một cơ quan chuyên trách về thương mại điện tử, theo mô hình của một số nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Quả thật, thương mại điện tử ở Việt Nam còn vấp phải nhiều khó khăn khác nằm ngồi phạm vi kinh tế và kỹ thuật. Với một số nước, mức sống, điều kiện tiếp cận thông tin và công nghệ mới chưa cao thì phổ cập công nghệ thông tin cũng còn là bài tốn nan giải chứ chưa nói đến thương mại điện tử. Thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến sức mua yếu là đương nhiên.
Trong một thập kỷ qua, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người truy cập Internet tăng lên đáng kể, nhưng hiện cũng mới chỉ có khoảng vài trăm doanh nghiệp có wevsite riêng để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ông Bùi Khắc Sơn, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, lại nhấn mạnh vai trò của thanh tốn điện tử để có thể phát huy tác dụng của thương mại điện tử. Ngồi việc sử dụng thẻ tín dụng thay cho việc giao tiền mặt, ngày nay thanh tốn điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực như trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, tiền Internet, thẻ thông minh, ví điện tử, giao dịch ngân hàng số hố, ngân hàng ảo Internet, v.v…
Từ kinh nghiệm và bài học các nước, có một số lĩnh vực mà Việt Nam cần triển khai trong thời gian tới như sau:
Luật Internet: chữ ký số, bản quyền, tội phạm máy tính, bảo mật dữ liệu và cá nhân, dữ liệu số, v.v…
Bảo vệ người tiêu dùng: cơ chế giải quyết tranh chấp, hợp đồng và thương lượng trực tuyến, v.v…
Bảo lãnh của chính phủ: tuyển dụng công nhân lành nghề, vốn và khả năng linh hoạt về nguồn vốn, Internet, thuế, khuyến khích nghiên cứu và phát triển, v.v…
Hạ tầng cơ sở về thông tin: trung tâm xác nhận (CA), xác nhận xuyên biên giới (CBC), hạ tầng về cổng thanh tốn (PG), mã thương mại tồn cầu, v.v… Sản phẩm và hệ thống: thị trường điện tử: đấu giá, môi giới, mạng bán lẻ, ngân hàng bán lẻ, môi giới chứng khốn, thông tin giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, v.v…
Các dịch vụ khác: hệ thống mã số, thư viện số, kiểm sốt đường truyền, chuyển tiền điện tử, thẻ thông minh, v.v…
Hiện nay, động lực của nền kinh tế Việt Nam là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, chúng ta cần quan tâm trước hết đến mối quan hệ B2B ( doanh
nghiệp với doanh nghiệp) thay vì các mối quan hệ G2B (Chính Phủ với doanh nghiệp) hay B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng).