II. Một số giải pháp cụ thể
3. Chính sách về vốn.
Muốn phát triển công nghiệp, nướ nào cũng phải tích luỹ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả. Không có vốn tích luỹ , không có điều kiện để đổi mới kỹ thuật, tăng cường chất xám, đào tạo đội ngũ để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau, trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhu, nguồn vốn thích luỹ ban đầu và sử dụng nó cũng có sự khác nhau.
ở mỗi nước, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thẻ khác nhau,đều có con đường khác nhau để tích luỹ vốn. Vậy đối với Việt Nam , nguồn vốn cho phát triển công nghiệp cần giải quyết như thế nào ? và lựa chọn như thế nào?
3.1. Dựa vào vốn trong nước là chủ yếu, vừa phải tranh thủ thu hút được nguồn vốn nước ngoài. nguồn vốn nước ngoài.
Đối với nguồn vốn trong nước, trong những năm qua, nhất là trước thời kỳ đổi mới, nguồn vốn cho phát triển công nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Với nguồn vốn đó, Việt Nam đã xây dựng được một bước chuyển biến trong cơ cấu kinh tế. Song nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, việc giải quyết vốn là rất khó khăn, hạn hẹp.
Vì vậy, để huy động vốn trtong nước, phải dựa vào sức dân. Nguồn này không kém phần quan trọng như vốn ngân sách. Nếu như có một chính sách dúng, khuyến khích được toàn dân tiết kiệm và huy động được sức lực và trí tuệ của toàn dân, Việt Nam sẽ có nguồn vốn ban đầu để tích luỹ nhanh. Thực tiễn nhiều địa phương trong nước đang chứng tỏ điều này. Có những địa phương, bằng nguồn vốn tự có của dân tự đầu tư máy móc hiện đại, tự tìm kiếm thị trường, tự tổ chức sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, nguồn vốn tích luỹ ban đầucho công nghiệp hoá ở nước ta trong những năm tới phải dựa vào toàn dân. Tuy rằng vốn trong nước, đặc biệt là vốn của toàn dân là rất quan trong, song bước phát triển mạnh của nền công nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện được nếu như thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn nước ngoài. Đối với nguồn vốn này, việc thu hút chúng vào Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh quốc tế hoá đới sống kinh tế, hội nhập kinh tế, các luồng vốn đầu tư nước ngoài, kể cả ODA, FDI, NGO,… sẵn sàng chảy vào những nơi mà vốn đầu tư được đảm bảo an toàn và sinh lợi cao. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê, trong thời gian 1990-1996, ở 8 nền kinh tế phát triển, tổng giá trị vốn được lưu thông trên thị trường tăng 4 lần. Thị trường tài chính của các nứoc công nghiệp mới tăng trưởng với số vônư 1.500 tỷ USD, tương đương với 10% tổng số vốn của toàn cầu, trong đó các nước Châu á chiếm 39,8%, Mỹ la tinh và Caribê chiếm 28,6% , tiểu sa mạc Sahara chiếm 16,1% , Nam Phi chiếm 9,9%, Châu âu và Trung á chiếm 5,4%, còn lại thuộc về Trung Đông và Bắc phi.
Như vậy, vấn deef vốn nước ngời liên quan đến môi trường kinh doanh với các chính sách thích hợp. Nếu có một môi trường pháp lý cho nhà đầu tư yên tâm được bảo toàn vốn, tạo lập được môi trường kinh doanh đảm bảo sinh lợi cho vốn đầu tư thì nguồ vốn lớn từ nước ngoài cho phát triển công nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể được giải quyết. Tất cả những điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Nhà nước Việt Nam.
3.2. Định hướng sử dụng vốn.
Trong việc sử dụng vốn, Nhà nước tập trung chủ yếu vào xây dựng phát triển các ngành Việt Nam mũi nhọn , những ngành công nghiệp có vai trò dẫn dắt, mở đường và có tác đông lan toả cho toàn nền công nghiệp Việt Nam, còn lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm công nghiệp khác Nhà nước nên tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển.