Thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu trong tiến trình phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020”, pdf (Trang 41 - 42)

II. Thực trạng công nghiệp và chính sách công nghiệp Việt Nam giai đoạn (1990-2000)

1.4.Thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu trong tiến trình phát triển công nghiệp

1. Thực trạng công nghiệp giai đoạn (1990-2000)

1.4.Thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu trong tiến trình phát triển công nghiệp

tiến trình phát triển công nghiệp

Đẩy mạnh công nghiệp theo hướng xuất khẩu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX. Để có sự đánh giá chuyển dịch tính tích cực về chính sách công nghiệp theo hướng xuất khẩu, có thể xem xét biểu số liệu sau :

Bảng 13 – Tình hình xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu qua các năm. Đơn vị : Tr.USD Stt Sản phẩm 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 1 Dầu thô 806 844 867 1033 1346 1432 1250 1675 2000 2 Dệt may 221 335 554 847 1150 1349 1350 1500 1800 3 Giầy dép 16,8 68 115 280 530 965 960 1100 1500 4 Điện tử 0 0 0 20 100 450 480 650 750 5 Than 62 52 75 89 114 110 100 100 100 Các sản phẩm tham gia xuất khẩu trước năm 1992 chỉ có hàng dệt may, giầy dép và dầu thô với trị giá chừng 750 Tr.USD, nhưng từ sau đó, nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, đến năm 1995, danh mục hàng xuất khẩu tăng rõ rệt. Đến 1998, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 6 lần so 1992, đạt 4,5 tỷ USD.Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, tỷ lệ nội địa hoá hàng xuất khẩu còn thấp, giá trị xuất khẩu tăng nhanhở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu năm 1991 mưói dạt 52 Tr.USD thì 1995 đã đạt 440 Tr.USD và năm 1998 là hơn 2 tỷ USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm đó.

Để thực hiện hướng mạnh vào xuất khẩu, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương chính sách, đặc biệt là xây dựng các KCN, KCX . Năm 1991 KCX đầu tiên ở Việt Nam ra đới, năm 1994 ra đời KCN đầu tiên . Đến năm 1998 đã có quy hoạch của 67 KCN và KCX được phê duyệt. Trong số 58

KCN đã thành lập, trừ KCN Dung Quất và Hoà Lạc , có 38 khu ở miền Nam, 13 khu ở miền Bắc và 7 khu ở miền Trung, chỉ có 16 khu được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, 35 khu đã có dự án FDI đầu tư, hiệu quả sử dụng đất là 21,7% diện tích đất được cho thuê.

Tính đến năm 1998 có 450 dự án được cấp giấy phép nẳmtong các KCN, với tổng số vốn đăng ký là 6.023.000.000.USD và diện tích triển khai các dự án là 1.557 ha so vơí tổng diện tích 6.983 ha đã đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất ở các KCN còn thấp, do thành lập quá nhiều và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm giảm tốc độ đầu tư , nhưng các KCN đã có mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, góp phần đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Các KCN, KCX đã thu hút trên 100.00 lao động, đóng góp 11% giá trị xuất khẩu của cả nước.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020”, pdf (Trang 41 - 42)