Các giải pháp của Chính phủ đã thực hiện để phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020”, pdf (Trang 48 - 49)

II. Thực trạng công nghiệp và chính sách công nghiệp Việt Nam giai đoạn (1990-2000)

3.Các giải pháp của Chính phủ đã thực hiện để phát triển công nghiệp.

3.1. Điều chỉnh thể chế- chính sách kinh tế vĩ mô.

Giai đoạn vừa qua, trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội10 năm 1991-2000, Chính phủ đã thực hiện một loạt những biên pháp điều chỉnh thể chế kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Những cải cachs đó đã tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của toàn nền kinh tế cũng như cho sự phát triển của công nghiệp. Thể chế chính sách kinh tế được điều chỉnh theo những hướng cơ bản sau :

- Khẳng định và hình thành thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một quyết định tạo ra sự chuyển biến lớn trong toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội .

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Giải pháp chính sách này đã mở rộng điều kiện huy đông các nguồn lực phát triển, phát huy nội lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó dặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp có sơ hội phát triển.

- Tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế.

3.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư.

Chính phủ đã triển khai nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cjả khu vực công nghiệp và dịch vụ., trên giác độ tổng thể nền kinh tế quốc dân. Riêng đối với công nghiệp các chính sách được hướng vào sự phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, giải quyết nhiều lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp tạo đà cho sự phát triển của công nghiệp. Có thể nói cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu công nghiệp được điều chỉnh theo hướng hướng mạnh về xuất khẩu, đa phương hoá trong các hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh công nghiệp nói riêng.

3.3. Tăng cường cơ sở luật pháp, đảm bảo kiệu lực của pháp luật.

- Xây dựng và hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý, ban hành các luật, pháp lệnh (Luật doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài,…).

- Tiến hành cải cách hành chính theo hướng hoàn thiện các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, công chức bộ máy quản lý Nhà nước đảm bảo thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như chính sách phát triển công nghiệp.

3.4. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.

Một trong những vấn đề quan trọng Chính phủ đã và đang làm để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp Việt Nam là cơ cấu lại và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực này hiện nay đang nắm giữ phần lớn tài sản, lao động kỹ thuật của ngành công nghiệp quốc goa, giữ vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng nhằm tăng tính tự chủ của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chương III

Giải pháp cho chính sách phát triển công nghiệp giai đoạn (2001-2020)

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020”, pdf (Trang 48 - 49)