Tình hình nhân sự của nhà máy

Một phần của tài liệu áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật trong tmđt cho nhà máy xi măng an giang (Trang 35)

Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy tính đến ngày 32/12/2005 là 210 người, trong đó cán bộ quản lý là 32 người. Số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học là 29 người, trình độ cao đẳng là 2 người và số cán bộ còn lại là có trình độ cấp 2 và cấp 3.

Bảng 1: Đánh giá tình hình lao động của nhà máy xi măng An Giang

TT Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 2 3 4 5 6 7 Ban Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kỷ thuật - KCS Phòng kế hoạch kinh doanh Phân xưởng sản xuất Phân xưởng cơ điện

3 14 5 10 14 157 37 3 13 5 10 22 148 29 3 9 5 13 20 129 31 (Nguồn: Theo “Báo cáo tự đánh giá” của nhà máy xi măng An Giang)

Nhìn chung so với năm 2003 và năm 2004 thì năm 2005 tình hình nhân sự của nhà máy có sự thay đổi nhiều và giảm về số lượng. Mặc dù trong những năm qua tình hình nhân sự của nhà máy có sự thay đổi như vậy mà vẫn đáp ứng được mục tiêu hoạt động kinh doanh chung của nhà máy chủ yếu là do những đặc điểm sau:

- Lãnh đạo nhà máy xi măng An Giang định hướng các hoạt động của nhà máy theo mục đích kinh doanh và các giá trị đã xác định như: thỏa mãn nhu cầu khách hàng, kịp

thời trong cung ứng cho khách hàng đạt chất lượng cao. Đồng thời lãnh đạo nhà máy xi măng An Giang cũng rất xem trọng việc theo dõi và xem xét lại các hoạt động để có thể luôn chủ động phát hiện, điều chỉnh các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh trong sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phân công công việc cho người lao động theo nguyên tắc “đúng người đúng việc”.

- Mặc dù môi trường làm việc nhiều tiếng ồn và bụi nhưng nhà máy cũng đã thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tay nạn lao động và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

- Nhà máy có chế độ lương bổng và phụ cấp rất thỏa đáng.

- Nhà máy đã không ngừng cải thiện môi trường làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, luôn luôn quan tâm đến đời sống người lao động và gia đình của họ, luôn tạo môi trường làm việc an toàn, từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động theo sản lượng tiêu thụ của nhà máy.

3.2.4 Tình hình trả lương và hình thức trả lương cho người lao động

Tình hình thu nhập lương của các bộ công nhân viên nhà máy xi măng An Giang.

Bảng 2: Tình hình thu nhập lương của các bộ công nhân viên nhà máy xi măng An Giang. (đơn vị tính: đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Tổng số lao động 240 230 210

2 Tổng quỹ lương 5.109.523.000 .924.082.000 3.977.101.484

3 Tiền thưởng 799.747.000 800.066.000 0

4 Tổng thu nhập 5.909.270.000 5.724.148.000 3.977.101.484

5 Tiền lương bình quân

(người/ tháng) 1.774.140 1.784.088 1.578.215

6 Thu nhập bình quân

(người/tháng)

2.051.830 2.073.967 1.578.215 (Nguồn: Phòng Kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang)

Nhìn chung mức lương bình quân cũng như thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên của nhà máy từ năm 2003 đến năm 2005 có xu hướng tăng giảm không đều đặt biệt là năm 2005 giảm xuống rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất của nhà máy gần đây gặp nhiều khó khăn và nhà máy không thực hiện sản xuất vào ban đêm giống như những năm trước đây nên cán bộ công nhân viên của nhà máy không được hưởng phần phụ cấp làm đêm. Ngoài ra, tiền thưởng của cán bộ công nhân viên mặc dù trong năm 2004 có cao hơn năm 2003 nhưng đến năm 2005 thì số tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên của nhà máy không còn nữa do nhà máy áp dụng chính sách

thắt chặt tài chính để tăng lợi nhuận nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà máy. Thêm vào đó do tình hình cạnh trang gay gắt của các hãng sản xuất xi măng trong khu vực như SADICO (Cần Thơ), xi măng Hà Tiên (Kiên Giang),… làm làm cho tình hình tiêu thụ trong nước gặp khó khăn.

Hình thức trả lương cho người lao động:

- Bộ phận gián tiếp: nhà máy trả lương theo trình độ chuyên môn và chức vụ. Lương được tính căn cứ vào hệ số lương, tính ứng với ngày công 24h, tiền lương điều chỉnh tối thiểu và phụ cấp chức vụ.

- Bộ phận trực tiếp: nhà máy trả lương theo số lượng sản phẩm. Lương được tính căn cứ vào đơn giá khoán cho 4 dây chuyền, hệ số lương, phụ cấp trách nhiệm và tính ứng với ngày công 24h. Ngoài ra, lương còn được tính căn cứ theo số giờ làm thêm trong nhà máy.

Tình hình sử dụng các chế độ chính sách: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy luôn trả lương đúng với hợp đồng lao động về thời gian và số lượng. Nhìn chung, mức lương của nhà máy trả cho cán bộ công nhân viên so với mặt bằng tại An Giang là trên trung bình, nghĩa là đảm bảo cho người lao động đủ chi tiêu. Ngoài ra, còn có các chế độ ưu đãi khác:

- Khen thưởng định kỳ cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy.

- Những cán bộ công nhân viên có thâm niên công tác đầy đủ 12 tháng thì hệ số lương được cộng thêm 0,01.

- Công nhân viên có tay nghề cao thì được hưởng mức lương tương đương với mức lương của tổ phó (được xét 6 tháng 1 lần).

- Công nhân và nhân viên có bằng đại học vào làm việc sau một năm thì được cộng 0,05 vào hệ số lương, có bằng cao đẳng thì được công 0,03 vào hệ số lương (chỉ được cộng một lần).

- Khi thay đổi công việc thì được bảo lưu lương cũ một tháng (hoặc được hưởng mức lương của công việc cao hơn).

- Hổ trợ cho người lao động khi nghỉ việc (tùy theo thâm niên công việc).

3.3. Sản phẩm của nhà máy:

Nhà máy xi măng An Giang có 2 sản phẩm chính và chủ lực đó là xi măng Pooclăng PCB 30 (dùng cho xây dựng cơ bản và xi măng Pooclăng PCB 40 (dùng cho xây dựng các công trình lớn cần có độ bền cao, chống chịu điều kiện thời tiết khắc nhiệt) với biểu tượng là hình 2 con sư tử.

Bảng 03: Những thông số về các loại xi măng của nhà máy xi măng An Giang: Sản phẩm Tiêu chuẩn chất lượng Chứng nhận Đặc tính SP

Xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 30

PCB 40 hiệu sư tử

Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997. Đóng bao trọng lượng 50kg/bao ISO 9001:2000. Đạt các danh hiệu: Hàng Việt Nam chất lượng cao; Cup vàng ngành Xây dựng 2004, 2005; giải thưởng chất lượng; …

Dùng cho việc xây dựng cơ bản, dân dụng. Giá bán: 38.500 đ/bao

Dùng trong xây dựng các công trình lớn, xây dựng cầu đường,… cần độ bền cao, chống chịu các điều kiện khắc nghiệt. Giá bán: 41.500 đ/bao

(Nguồn: Phòng Kiểm soát chất lượng nhà máy)

3.4. Thị trường tiêu thụ và phương thức kinh doanh của nhà máy

Thị trường tiêu thụ là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực miền đông Nam Bộ, và xuất khẩu sang thị trường Campuchia.

Hàng hóa sản xuất ra nhằm mục đích tiêu thụ được, nghĩa là được thị trường chấp nhận. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn. Khối lượng tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng hàng hóa sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa như: việc ký kết hợp đồng bán hàng với các đại lý, với khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc vận chuyển hàng hóa… Những doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu tiêu thụ trên sẽ có được thị trường tiêu thụ rộng lớn và theo đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, hiện nay mạng lưới tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang rộng khắp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và hiện nay xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt là bán cho các công trình xây dựng trong tỉnh An Giang. Một vài công trình xây dựng tiêu biểu sử dụng xi măng do nhà máy sản xuất như: Công trình Chung cư Nguyễn Du, Lăng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bảo tàng tỉnh An Giang.

Phương thức kinh doanh chủ yếu của nhà máy xi măng An Giang là bán xi măng cho các đại lý và các cửa hàng, bên cạnh đó nhà máy cũng áp dụng phương thứ bán lẻ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Chủ yếu sản phẩm bán cho đại lý theo hình thức bán gối đầu theo từng hơp đồng cụ thể đã được ký kết trước. Thời gian thu hồi tiền bán hàng là từ 10 đến 15 ngày sau khi xuất giao hàng. Phương thức thanh toán là thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.

Nhà máy tổ chức phân công theo dõi tình hình nợ chặt chẽ nhằm hạn chế trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

3.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạt động của nhà máy3.5.1 Chức năng 3.5.1 Chức năng

Nhà máy có chức năng vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị phân phối

- Là đơn vị sản xuất, nhà máy sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận.

- Là một đơn vị phân phối, nhà máy bán ra thị trường những sản phẩm sản xuất được hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại công ty sẽ thu về tiền hoặc các hình thức thanh toán của khách hàng.

3.5.2 Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ của nhà máy xi măng An Giang là sản xuất và cung ứng sản phẩm xi măng cho thị trường khu vực các tỉnh phía Nam. Đây là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị mà UBND tỉnh An Giang giao cho nhà máy.

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

- Nhà máy phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do nhà máy thực hiện.

- Nhà máy phải xây đựng chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của UBND tỉnh An Giang cũng như của công ty Xây Lắp An Giang giao cho và phù hợp với nhu cầu của thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà máy phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo qui định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu.

- Nhà máy chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu, tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan tài chính.

- Nhà máy có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước qui định.

- Nhà máy có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.

- Nhà máy còn thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

3.5.3 Quyền hạn

- Nhà máy có quyền sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được giao.

- Nhà máy có quyền ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, gia công chế biến, mua bán trong nước, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.

- Nhà máy có quyền mở rộng qui mô kinh doanh, thị trường xuất khẩu.

- Nhà máy có quyền tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của từng thời kỳ.

- Nhà máy xi măng An Giang là một doanh nghiệp của Nhà nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn được đồng vốn, góp phần ổn định tình hình lưu động hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân trong nhà máy.

- Thông qua xuất nhập khẩu, nhà máy góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của công ty Xây Lắp An Giang giao. - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu sản xuất đạt 100 % công suất thiết kế.

3.6. Tình hình hoạt động của nhà máy trong những năm gần đây: 3.6.1 Tình hình doanh thu trong 3 năm gần đây (2003-2005):

Từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trải qua không ít khó khăn. Những năm trước đây, do ngành xây dựng tại tỉnh An Giang, các tỉnh khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ chưa phát triển mạnh mẽ cho nên việc sản xuất và tiêu thụ xi măng của nhà máy còn chậm. Những năm gần đây, nền kinh tế của cả nước nói chung và của An Giang nói riêng đang trên đà phát triển, các chính sách kinh tế ngày càng đổi mới và thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Theo đà trên, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng tăng đáng kể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh xi măng của nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy xi măng An Giang luôn xem việc nộp ngân sách Nhà nước là nghĩa vu trọng tâm hàng đầu, nhà máy luôn nộp thuế đủ, đúng hạn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nhà máy xi măng An Giang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các nhà máy xi măng khác (nhà máy xi măng SADICO Cần Thơ, nhà máy xi măng Hà Tiên – Kiên Lương, Kiên Giang, nhà máy xi măng Phúc Sơn) về các sản phẩm xi măng PCB 30 và PCB 40. Mặc dù, phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nhưng những năm qua nhà máy xi măng An Giang vẫn nổ lực phát huy lợi nhuận, khắc phục khó khăn, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 4: Bảng doanh thu của nhà máy qua 3 năm (2003-2005):

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh thu đồng 133.382.280 140.711.334 120.148.233 Lợi nhuận trước thuế đồng 12.766.850 7.831.296 3.191.187

Thuế TNDN đồng 3.417.289 2.013.263 828.757

Lợi nhuận sau thuế đồng 9.349.561 5.818.033 2.362.430 (Nguồn: Phòng kinh doanh nhà máy)

Biểu đồ 1: Tình hình doanh thu của nhà máy qua 3 năm (2003-2005)

Theo như biểu đồ và bảng trên thì chúng ta thấy rằng tình hình doanh thu của nhà máy trong 3 năm có xu hướng giảm tuy năm 2004 doanh thu có biểu hiện tăng. Nguyên nhân tăng của năm 2004 là do lượng đặt hàng từ phía đối tác bên Campuchia tăng đột biến. Theo như nhân viên phòng kinh doanh của nhà máy thì phía Campuchia năm 2004 đang trong quá trình xây dựng đường nên lượng đặt hàng nhiều. Năm 2005 lượng đặt hàng của đối tác này giảm mạnh và đó chính là yếu tố là doanh thu giảm. Ngoài ra chúng ta có thể thấy do sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ tại Cần Thơ là công ty SADICO cũng là nguyên nhân làm giảm doanh thu năm 2005.

3.6.2 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, nguy cơ của nhà máy

Trong hoạt động hiện tại nhà máy xi măng An Giang gặp phải những vấn đề sau:

Một phần của tài liệu áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật trong tmđt cho nhà máy xi măng an giang (Trang 35)