Các hình thức phòng vệ

Một phần của tài liệu áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật trong tmđt cho nhà máy xi măng an giang (Trang 29)

Phòng vệ trong việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh trên mạng là điều không thể không quan tâm. Phòng vệ sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, nếu xảy ra thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.

Xây dựng tường lữa (firewall): Firewall là một loạt các chương trình có liên quan đến nhau được đặt tại máy chủ như là một network gateway (cổng gác giữa mạng doanh nghiệp và bên ngoài internet) để bảo đảm các nguồn thông tin riêng cho người dùng bên trong mạng doanh nghiệp. Ví dụ: một công ty truy cập internet cần cài đặt firewall để không cho người ngoài truy cập các dữ liệu của công ty đó. Firewall cũng dùng để quản lý những dữ liệu mà nhân viên trong công ty được phép truy cập trên internet. Firewall ngày càng ảnh hưởng có tính quyết định đối với hoạt động TMĐT, nhất là trong thời điểm hiện nay các loại tội phạm mạng không ngừng tăng cao và hoạt động hết sức tinh vi. Một trong những chức năng quan trọng nhất của firewall là ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tấn công DOS hay DDOS.

Hình 03: Mô hình hoạt động và kiểm soát thông tin của tường lữa (mọi thông tin ra vào đều phải qua sự kiểm soát chặt chẽ của tường lữa nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho

doanh nghiệp)

Thiết lập các giao thức bảo mật cần thiết cho website như giao thức SSL (Secure Socket Layer) trong quá trình đăng nhập vào quản trị hệ thống nhằm tránh khả năng bị hacker “nghe trộm” thông tin truyền đi trên mạng.

Mã hoá cơ sở dữ liệu tránh đến mức thấp nhất khả năng nhận dạng thông tin nếu hệ thống bị xâm nhập. Các dữ liệu cần thiết lập mã hoá là thông tin về password của người quản trị hệ thống cũng như của khách hàng.

Trong quá trình thiết lập website TMĐT cho doanh nghiệp chú ý khả năng bị khai thác các lỗi như đã được đề cập trên. Hệ thống máy chủ phải đảm bảo luôn trong tình trạng được cập nhật mới, có cài đặt các trình diệt virus và trojan, các phần mềm độc hại khác.

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG 3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhà máy xi măng An Giang là một trong những nhà máy thuộc doanh nghiệp Nhà nước được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng, được khởi công xây dựng từ tháng 11 năm 1978 và đưa vào sử dụng năm 1979. Nhà máy xi măng An Giang được đặt tại khu vực ấp Đông Thạnh, Xã Mỹ Thạnh, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, với diện tích mặt bằng chiếm 9 ha nằm cạnh quốc lộ 91, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 5,5 km. Hàng năm nhà máy đã góp phần rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp xi măng cho các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng cơ bản trong tỉnh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sự ra đời của nhà máy xi măng là cần thiết để cung cấp nguyên vật liệu cho công trình xây dựng, khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra, đồng thời phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Từ khi thành lập nhà máy xi măng An Giang hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh. Từ nguồn tích lũy qua nhiều năm đến tháng 4 năm 1995, nhà máy có 4 máy nghiền ( loại công suất 2 tấn/giờ), ba dãy nhà kho chứa nguyên liệu và thành phẩm, một kho chứa phế liệu và sân phơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là loại máy móc cũ kỹ, hầu hết dây chuyền sản xuất thủ công là chính, chất lượng sản phẩm không đồng đều, hiệu quả kinh tế không cao. Hằng năm, nhà máy nhận chỉ tiêu sản xuất xi măng ở trên giao, nguyên liệu tự do và chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn xi măng loại mác thấp P 300 ( tương đương PC 20) tiêu thụ rất khó khăn. Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn này chiếm 15% nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh An Giang.

Năm 1986, nhà máy hoạt động khá vất vả, khó khăn lớn nhất trong giai đoạn này là nhà máy nằm trong bối cảnh cả nước tiến tới xóa bao cấp, sản xuất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sản xuất mang tính độc lập, tự chủ nên hoạt động của nhà máy rất bấp bênh. Năm 1995, nền công nghiệp xi măng của tỉnh An Giang nằm trong tình trạng lạc hậu về công nghệ.

Tháng 4 năm 1995, nhà máy xi măng được sáp nhập vào Công ty Xây Lắp An Giang. Trước yêu cầu của sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thay đổi cách nhìn và cung cách làm ăn mới, lãnh đạo Công ty Xây Lắp xin ý kiến tỉnh Ủy - thường trực Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và được sự đồng ý, chỉ đạo cho nhà máy tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng - lắp đặt dây chuyền nghiền hiện đại đầu tiên hoàn thành vào tháng 5 năm 1997 có công suất 100.000 tấn/năm, nhập thiết bị Trung Quốc, tổng vốn đầu tư 7.300 triệu đồng. Với công nghệ kỹ thuật cao, tự động hóa và định lượng hoàn toàn điều khiển bằng máy vi tính. Cùng với sự nhiệt tình năng nổ của tập thể cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều sáng kiến, thay đổi mẫu mã mới, tiết kiệm trong xây dựng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, quảng cáo thương hiệu,… Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà máy đã hoàn vốn đầu tư, đồng thời đã được Trung Tâm 3 cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia vào cuối năm 1998.

Nhà máy hoạt động hết công suất thiết kế nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của xã hội, nên đầu năm 2000 lãnh đạo Công ty Xây Lắp đồng ý cho nhà máy tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thứ hai (công suất 100.000 tấn/năm), về thiết bị chỉ mua máy nghiền bi, máy phân li của Trung Quốc, một số thiết bị còn lại như gầu nâng, sàn quay, máy đóng bao vít tải, cân bằng điện tử,… nhà máy tự chế tạo và lắp đặt. Rút kinh nghiệm từ dây chuyền trước có cải tiến máy phân ly, silô xi măng, bố trí dây chuyền hợp

lý, nên giảm chi phí đầu tư công trình gần 2.000 triệu đồng, hoàn thành đưa vào sử dụng trước thời hạn một tháng (ngày 15/ 11/ 2000).

Phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của hai dây chuyền, tháng 3 năm 2001 được sự chỉ đạo của Công ty Xây Lắp, nhà máy tiếp tục đầu tư dây chuyền thứ 3 và thứ tư với công nghệ thiết bị như hai dây chuyền nêu trên, cũng chỉ mua ống nghiền và máy phân ly còn các thiết bị khác do các cán bộ công nhân viên nhà máy tự chế tạo. Nhờ có kinh nghiệm trong chế tạo và lắp đặt nên tiến độ xây dựng nhanh hơn, chi phí đầu tư giảm chỉ còn 4.500 triệu đồng( giảm 2.800 triệu đồng so với dây chuyền thứ nhất và giảm 500 triệu đồng so với dây chuyền thứ hai). Công trình đã đưa vào sử dụng tháng 2 và thánh 12 năm 2002. Nâng tổng công suất của nhà máy lên 400.000 tấn/năm.

Từ tháng 7/2003 nhà máy có tung ra thị trường sản phảm xi măng chất lượng cao PCB 40, tháng 12/2003 nhà máy được Trung Tâm Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn- QUACERT cấp dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260: 1997 số SP 314.03.16 ngày 23/12/2003 cho sản phẩm xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 40.

Đến nay, sau hơn 3 năm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9001:2000 tại nhà máy. Nhà máy đã được Trung Tâm Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn – QUACERT cấp quyết định duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận số: HT 280/1.05.16 ngày 22/2/2005 Chứng Nhận Hệ thống Quản Lý Chất Lượng của Nhà Máy Xi Măng An Giang phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, GCN: SP 154/01.05.16 cho sản phẩm PCB 30 và GCN: SP 314/1.05.16 cho sản phẩm PCB 40.

3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Quan hệ chỉ đạo – báo cáo

Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức nhà máy xi măng An Giang

GIÁM Đ C PHÓ GIÁM Đ C K THU T TRƯỞNG PHÒNG KI M SOÁT CH T L ƯƠNG PHÓ GIÁM Đ C S N XU T QU N Đ C PHÂN XƯỞNG C ĐI NƠ TRƯỞNG PHÒNG

T CH C HÀNH CHÍNH TRƯỞTOÁN TÀI VỤNG PHÒNG K QU N Đ C PHÂN XƯỞNG S N XU T B PH N CÔNG NHGỆ TRƯỞNG PHÒNG K HO CH- KINH DOANH

Bộ máy tổ chức của nhà máy hiện nay khá chặt chẽ, tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị sản xuất. Các bộ phận chức năng chỉ tham gia tư vấn, giúp ban giám đốc chuẩn bị tìm ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Quyền quyết định thuộc về người lãnh đạo cao nhất là Ban giám đốc nhà máy và mệnh lệnh được thực hiện theo đường thẳng từ trên xuống dưới hay trực tiếp ban giám đốc ra quyết định trực tiếp cho một người nào đó mà ban giám đốc thấy là cần thiết.

Cơ cấu tổ chức của nhà máy được tổ chức theo hai cấp: Cấp điều hành: Ban giám đốc

Cấp thừa hành: các phòng ban bao gồm: phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kiểm soát chất lượng, phòng sản xuất chất lượng…

Cấp điều hành: gồm một giám đốc và 2 phó giám đốc

- Giám đốc nhà máy xi măng: là người đứng đầu và đại diện cho cán bộ công nhân viên toàn nhà máy, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn TCVN, ISO 9001:2000. Phân công trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của hệ thống quản lý cho cán bộ công nhân viên. Thu nhận và cho cán bộ công nhân viên nghỉ việc theo chế độ chính sách Nhà nước. Chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trước công ty chủ quản và cấp trên.

- Trợ giúp cho giám đốc là các phó giám đốc và kế toán trưởng gồm: + Phó giám đốc sản xuất

+ Phó giám đốc kỹ thuật + Kế toán trưởng

Cấp thừa hành: Các trưởng phó phòng điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

Nhiệm vụ của các phòng ban như sau: - Phòng tổ chức hành chánh:

Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc. Điều hành về tổ chức hành chánh, lao động, tiền lương, khen thưởng trong năm. Nghiên cứu và xây dựng mục tiêu chất lượng về tổ chức hành chánh hàng năm trên cơ sở chính sách và mục tiêu chất lượng của nhà máy. Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu về tổ chức và lao động. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, phục vụ khách giao dịch với nhà máy.

- Phòng kế hoạch kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Phân công điều động và kiểm tra việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ, tổ chức công tác cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật cho sản xuất. Theo dõi các hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, thống kê cập nhật chứng từ. Tham mưu cho ban giám đốc điều hành, phân công cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.

Tham mưu cho ban giám đốc lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Lập mục tiêu chất lượng Phòng kinh doanh hàng năm trên cơ sở chính sách và mục tiêu chất lượng của nhà máy. Tổ chức tiếp thị - quảng cáo, điều

tra nghiên cứu mở rộng thi trường. Phối hợp với kế toán trưởng về quản lý công nợ bán hàng.

- Phòng kế toán tài vụ:

Tổ chức công tác hạch toán kế toán, tài chính, thống kê lên bảng cân đối kế toán, theo dõi thu chi, chứng từ hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, giúp công tác quản lý tài chính được quản lý chặt chẽ. Hiện nay cơ cấu bộ máy kế toán của nhà máy gồm:

+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp + Kế toán chi tiết

+ Kế toán thanh toán + Thủ quỹ

Hình thức sổ kế toán áp dụng cho nhà máy là hình thức nhật ký chung.

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của nhà máy

- Phòng kiểm soát chất lượng:

Điều hành phân công và kiểm tra cán bộ công nhân viên phòng kiểm soát chất lượng thực hiện các hoạt động: lập mục tiêu chất lượng hàng năm trên cơ sở chính sách, mục tiêu chất lượng của nhà máy; lập kế hoạch và thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra….Phối hợp với phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, kiểm tra – kiểm soát dây chuyền công nghệ theo PC Plan (quá trình sản xuất). Kiểm tra thử nghiệm xi măng thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất theo QC Plan (chất lượng sản phẩm), nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra tỷ lệ phối liệu phù hợp đưa vào sản xuất. Phối hợp với phòng kế hoạch kinh doanh để thăm dò ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm, xử lý các ý kiến thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, kiểm tra thử nghiệm nguyên vật liệu, vỏ bao, tấm lót, bi đạn … khi nhập kho, đánh giá nhà cung cấp, làm việc với đối tác thuê nhà máy gia công khi có yêu cầu.

- Phân xưởng cơ điện:

Điều hành, phân công và kiểm tra cán bộ công nhân phân xưởng cơ điện thực hiện công tác: quản lý, xây dựng – theo dõi kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị; lập kế hoạch mua trang thiết bị, phụ tùng thay thế, gia công cấu kiện; lập kế hoạch và trang bị bảo hộ lao động cho công nhân cơ – điện và nhân viên phân xưởng; lập kế hoạch an toàn

K TOÁN TR ƯỞNG

K TOÁN

THANH TOÁN K TOÁN

CHI TI T

K TOÁN

lao động vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động trong khi ngừng máy sửa chữa.

- Bộ phận công nghệ:

Điều hành, phân công cán bộ công nhân thực hiện việc quản lý, xây dựng theo dõi và có kế hoạch bảo trì sửa chữa, bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất trong nhà máy, nghiên cứu, cải tiến và lắp đặt trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất nhằm tiết giảm chi phí. Đề xuất cải tiến công nghệ, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại phân xưởng cơ – điện.

- Phân xưởng sản xuất:

Lập mục tiêu chất lượng của phân xưởng sản xuất hàng năm trên cơ sở chính sách mục tiêu chất lượng của nhà máy. Điều hành, phân công và kiểm tra cán bộ công nhân viên phân xưởng sản xuất thực hiện các hoạt động: quản lý tổ chức sản xuất; sản xuất sản phẩm xi măng PCB theo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng; theo dõi, đề nghị cấp nguyên liệu sản xuất; lập các lệnh sản xuất, các lệnh đóng bao, phiếu…. và biên bản bàn giao sản phẩm xi măng. Phối hợp với phòng kiểm soát chất lượng kiểm soát quá trình sản xuất (PC Plan), kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC Plan), kết hợp phân xưởng cơ – điện trong công tác bảo dưỡng, sữa chữa, kiểm soát tài liệu, hồ sơ… tại phân xưởng sản xuất, xử lý sản phẩm không phù hợp, khắc phục, phòng ngừa và cải tiến…

3.2.2 Tình hình nhân sự của nhà máy

Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy tính đến ngày 32/12/2005 là 210 người, trong đó cán bộ quản lý là 32 người. Số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học là 29 người, trình độ cao đẳng là 2 người và số cán bộ còn lại là có trình độ cấp 2 và cấp

Một phần của tài liệu áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật trong tmđt cho nhà máy xi măng an giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w