MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ GIAO DỊCH TMĐT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 56 - 61)

1. Những kết quả đạt được

Việc ứng dụng TMĐT ở Việt Nam có thuận lợi trước tiên là được sự chú trọng của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây, do vậy, môi trường cho phát triển TMĐT đang dần được hình thành. Tầm quan trọng của TMĐT đã được nêu lên trong nhiều cuộc hội nghị, nhiều bản báo cáo (như trong chương I đã đề cập tới).

Hành lang pháp lí cho TMĐT ở Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện.. Chắc chắn đây sẽ là một động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp vào cuộc, đồng thời là một đảm bảo khi các đối tác nước ngoài muốn tham gia hoạt động TMĐT ở nước ta.

Một thuận lợi nữa là ta đã áp dụng phương thức thanh toán điện tử, trong đó thừa nhận giá trị pháp lí của chữ kí điện tử (Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg). Có thể nói, đây là một bước đi quan trọng trong việc hình thành từng bước môi trường cho TMĐT Việt Nam.

Để áp dụng TMĐT thì bảo mật là một vấn đề lớn cần xem xét. Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã giao cho ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện phương thức mã hóa và bảo mật thông tin trong TMĐT.

Nguồn nhân lực cho TMĐT mặc dù đang rất thiếu nhưng Đảng và Nhà nước có chủ trương phải đào tạo thêm đội ngũ này. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Tiếp đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã có Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005.

Về hạ tầng công nghệ, Việt Nam đang có tốc độ phát triển CNTT nhanh so với thế giới (gấp 2,5 lần) với mức tăng là 20-25%/năm. Có khả năng tốc độ tăng này sẽ còn cao hơn nữa do chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh CNTT và những ứng dụng của nó. Ta đã có những thành công bước đầu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Bên cạnh đó, số lượng máy vi tính tuy còn thấp nhưng đang tăng dần. Số thuê bao internet cũng tăng mạnh (năm 2002 tăng khoảng 100% so với năm 2001). Việt Nam còn được đánh giá là nước có tốc độ tăng điện thoại cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đang có điều kiện tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất. Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ được thực hiện dễ dàng hơn. Trong vòng 3 năm, các công ty Mỹ sẽ liên doanh cung cấp dịch vụ internet, nghĩa là ta sẽ tiếp cận được với CNTT của quốc gia tiên phong trên thế giới về TMĐT.

Đến nay hầu hết các Bộ ngành và địa phương đều đã có website. Các website này đã cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp. Một số cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu cung cấp trực tuyến dịch vụ công ở mức đơn giản như cấp đăng ký kinh

doanh điện tử, khai hải quan điện tử, đấu thầu mua sắm công, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

Ngoài ra, việc ứng dụng TMĐT ở Việt Nam cũng có những thuận lợi khác như: trình độ dân trí đang tăng dần, các doanh nghiệp cũng dần dần nhận thức được xu thế phát triển của thương mại trong tương lai là TMĐT …

Thực tế kinh doanh TMĐT tiếp tục mở rộng ra những loại hình mới, trong đó tập trung đến việc cung cấp nội dung cho các phương tiện điện tử. Mặc dù mới hình thành, nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp và đem lại doanh thu đáng kể. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua các thiết bị di động tăng nhanh. Số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của TMĐT.

Mặc dù TMĐT ở Việt nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, song đến nay đã có khá nhiều doanh nghiệp ở Việt nam tận dụng được thế mạnh của Internet nhằm khuyếch trương sản phẩm và thúc đẩy quá trình kinh doanh hàng hoá như Hanoi Bookshop, Siêu thị Seiyu...

Mặc dù đưa ra được những thuận lợi cho TMĐT ở Việt Nam nhưng cũng phải thừa nhận rằng khó khăn và thách thức mà Việt Nam gặp phải là lớn hơn rất nhiều.

2. Hạn chế

Ứng dụng TMĐT của các DN Việt Nam vẫn còn ở mức sơ khai. Nếu các DN đánh giá được vai trò của TMĐT, thì con số này sẽ còn phải hơn thế. Doanh nghiệp tìm kiếm đã tìm kiếm được các đối tác từ thị trường tiềm năng như Nhật, Nam Phi, Liên bang Nga thông qua các sàn giao dịch điện tử và các trang web của mình.

Khác với các siêu thị điện tử của nước ngoài hiện nay đều thanh toán bằng thẻ tín dụng ở nước ta phương thức thanh toán này hiện nay chưa phổ

biến. Ngoài ra, việc vào siêu thị điện tử vẫn phải mất cước phí truy nhập Internet, khiến nhiều người muốn vào siêu thị điện tử mua hàng nhưng còn e ngại cước phí cao…..

Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và chưa đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu, mặc dù các trung tâm đào tạo CNTT, các khoa CNTT tại các trường đại học vẫn tiếp tục tăng về số lượng.

Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do doanh nghiệp tham gia TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho DN. Người dân chưa quen với phương thức mua hàng gián tiếp, doanh nghiệp chưa xây dựng được những quan hệ đối tác đủ tin cậy để đưa phương thức giao dịch B2B vào áp dụng cho giao dịch thường xuyên. Nguồn nhân lực hiện nay chủ yếu vẫn là những người dựa trên kinh nghiệm mà không qua đào tạo bài bản. Đó là một hạn chế lớn của chúng ta, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiều những người có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thong tin cũng như thương mai điện tử. Nhân lực chủ yếu vẫn là người làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũ, còn chủ yếu thuê người ngoài thiết kế Website,… không chủ động trong các vấn đề của hoạt động TMĐT.

Việc ban hành chậm trễ, không đồng bộ, không đầy đủ các cơ sở pháp lý trong TMĐT sẽ gây ra lúng túng, thiếu tự tin khi giải quyết các vấn đề thương mại kể cả cho DN, người tiêu dùng và sự kiểm soát của Nhà nước. Ngoài ra các hệ thống văn bản hướng dẫn còn chậm khiến các doanh nghiệp e ngại. Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu còn phải đối mặt với hệ thống pháp lý quốc tế. Đấy cũng là một trong những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách, hướng dẫn cụ thể hơn nữa.

Một số quy định bất hợp lý cho TMĐT đã được doanh nghiệp nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phụcnhư quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền.

Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển đa dạng của TMĐT luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về TMĐT. Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo số lượng lớn đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.

Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2006. Sự phát triển của công nghệ cũng kéo theo nhiều hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội, điển hình những là vụ tấn công các website TMĐT www.vietco.com, www.chodientu.com. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng kh”ng nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh.

Mặc dù được phấp luật công nhận, nhưng hiệu lực thực tế của các chứng từ điện tử không dễ được chấp nhận. Trường hợp bán vé điện tử của Việt Nam Airlines là một ví dụ. Trước đây, vé máy bay (cuống vé) được coi là một loại hoá đơn, nhưng khi chuyển sang bán vé điện tử thì sẽ không có cuống vé, thay vào đó là những chứng từ điện tử được lưu giữ trong hệ thống thông tin của công ty hàng không. Mặc dù pháp luật coi chứng từ điện tử có giá trị “như văn bản” và “như bản gốc”nhưng thực tế Tổng cục Thuế chưa sẵn sàng chấp nhận các chứng từ điện tử này, chính vì thế mà Vietnam Airlines được yêu cầu khi bán vé điện tử vẫn phải kèm theo phiếu thu bằng giấy. Yêu cầu này làm cho vé điện tử chỉ là một giải pháp nửa vời, vì trái với mục tiêu giảm chi phí quản lý gắn với giấy tờ và gây khó khăn cho việc bán vé hoàn toàn qua mạng. Tuy nhiên, Vietnam Airlines ,mới chỉ là trường hợp đầu tiên. Những khó khăn của doanh nghiệp này cũng chính là những khó khăn mà các doanh nghiệp muốn triển khai TMĐT trong tương lai sẽ gặp phải nếu không được giải quyết ngay từ bây giờ.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 56 - 61)