ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN TMĐT

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 65 - 68)

- Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010

Ngày 15/9/2005, thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010. Với quan điểm phát triển TMĐT góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, đồng thời cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT, phát triển TMĐT cần đc gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, Kế hoạch tổng thể đề ra 4 mục tiêu chủ yếu cho TMĐT vào năm 2010:

 Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2B.

 Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô nhở biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc B2B.

 Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc C2C.

 Các chào thầu mua sắm Chính phủ được công bố trên trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch tổng thể đề ra 6 nhóm chính sách và giải pháp lớn với nội dung tóm tắt như sau:

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

 Yêu cầu đối với các cơ quan Chính phủ về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ TMĐT và thực hiện giao dịch điện tử trong mua sắm Chính phủ

 Phát triển các công nghệ hỗ trợ TMĐT trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài

 Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT

 Hợp tác quốc tề về TMĐT

- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin, thông tin và truyền

thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Xác định công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, Nhà nước đã cso nhiều văn bản chính sách định hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho từng thời kỳ. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử được đề cập như một tiểu mục trong nội dung thứ nhất: “ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và TMĐT để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEANô. Theo đó, công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng mạnh mẽ trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch, thuế, v.v.., 50-70% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, v.v…

- Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ

hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010

Ngày 29/7/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010. Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường công nghiệp công nghệ thông tin, Đề án đặt ra 5 nhiệm vụ:

- Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.

-Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, kiến nghị chính phủ về các chính sách, chế độ tạo môi trường pháp lý thuận lợi phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

- Xây dựng Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp từ xa. - Các chính sách khác

+ Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến

năm 2010: nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan chính phủ,

phục vụ người dân và doanh nghiệp, xây dựng hạ tầng truyền thông và hoàn thiện môi trường pháp lý.

+ Dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt

Nam. Mục đích: thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, đào tạo, điều chỉnh một số vấn đề về chính sách viễn thông và công nghệ thông tin cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập dựa trên vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng (Trang 65 - 68)