Thiết kế vật lý ngoài mô tả chi tiết phương án của mỗi giải pháp đã đuợc chọn, đây là giai đoạn rất quan trọng, những mô tả ở đây có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc thường ngày của người dùng.Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống ; tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hóa.
2.7.1 Thiết kế vật lý đầu vào:
Mục đích của việc thiết kế đầu vào là thiết kế các thủ tục nhập liệu có hiệu quả và giảm thiểu các sai sót. Nó bao gồm lựa chọn các phương tiện và thiết kế khuôn dạng cho thông tin nhập.
2.7.2Thiết kế vật lý đầu ra :
Phải lựa chọn vật mang tin và sắp đặt các thông tin đầu ra. Có bốn vật mang tin chính là giấy, màn hình, màn hình, tiếng nói, vật mang tin từ tính hoặc quang. Tùy theo yêu cầu của hệ thống thông tin mà phân tích viên có thể chọn vật mang tin một cách phù hợp nhất sao cho nó thể hiện tốt nhất nội dung của
thông tin. Trong đó việc kế giao diện màn hình là rất quan trọng bởi lẽ người sử dụng hệ thống thường xuyên tiếp xúc với hệ thống thông qua màn hình. Nguyên tắc để trình bày thông tin trên màn hình đó là: đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình, chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình, đặt giữa các tiêu đề và sắp xếp thông tin theo trục trung tâm, tổ chức các phần tử của danh sách theo thói quen trật tự quen thuộc trong quản lý.
2.7.3 Thiết kế giao tác với phần tin học hóa:
Một hệ thống thông tin thường thực hiện nhiều công việc khác nhau như: cập nhật, tra cứu dữ liệu, xử lý, tính toán dữ liệu để in ra báo cáo. Người sử dụng có quyền chỉ ra những công việc phải làm của hệ thống bằng các giao tác người-máy nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người sử dụng. Người sử dụng có thể giao tác bằng tập hợp lệnh, bằng bàn phím, bằng các biểu tượng xuất hiện trên màn hình..