Phân loại phần mềm

Một phần của tài liệu Phân tích - thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 29)

I. Khái niệm về phần mềm và công nghệ phần mềm, phân loại phần

1.2. Phân loại phần mềm

Có nhiều cách khác nhau để phân loại phần mềm. Sau đây là một số cách phân loại thường thấy:

* Cách phân loại thứ nhất:

1.2.1. Theo phương thức hoạt động

+ Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic linked library - DLL) của hệ điều hành, các bộ điều vận (driver), phần sụn(firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.

+ Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích.

+ Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được viết bởi các lập trình viên và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh.

1.2.2. Theo khả năng ứng dụng

+ Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính... Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.

+ Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng...

Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó. Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.

* Cách phân loại thứ hai:

1.2.3. Phần mềm ứng dụng

1.2.3.1. Phần mềm cho những ứng dụng tổng quát:

- Là những phần mềm đáp ứng được những công việc mang tính phổ thông thường ngày của hầu hết người sử dụng. Ví dụ:

+ Chương trình duyệt Web cho phép người sử dụng có thể khai thác kho dữ liệu khổng lồ trên Internet để phục vụ cho công việc của mình: Internet Explorer, Opera…

+ Phần mềm nhận và gửi thư điện tử giúp chúng ta giữ liên hệ với mọi đối tác cho dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới thông qua mạng Internet: Outlook Express.

+ Hệ soạn thảo điều khiển máy tính hoạt động như một máy chữ để giúp người dùng biên soạn các tài liệu như công văn, thư từ… Hệ soạn thảo văn bản được sử dụng nhiều nhất là MS Word.

+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu chữ, tổ chức, sắp sếp, cập nhật thông tin và tìm kiếm thông tin khi cần thiết. Ở Việt Nam hệ quản trị CSDL được dùng nhiều nhất là hệ quản trị: Foxpro và MS Access.

1.2.3.2 Phần mềm cho những mục đích cụ thể

+ Phần mềm kinh doanh: Gồm các chương trình giúp các doanh nghiệp hoàn thành những nhiệm vụ xử lý thông tin có tính chất thủ tục lặp đi lặp lại hàng ngày, hàng tháng, hàng quý hay hàng năm. Phần mềm kinh doanh khác phần mềm sản suất ở chỗ nó nhấn mạnh vào những nhiệm vụ trên phạm vi toàn cơ quan như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự…Các phần mềm được dùng nhiều nhất hiện nay là Fast và Effect.

+ Phần mềm giải trí bao gồm các trò chơi và các chương trình để giúp tiêu khiển, giải trí. Hiện nay, khi mức của con người càng cao thì các phần mềm thuộc loại nay đang lên ngôi.

+ Phần mềm giáo dục và tham khảo giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng về một chủ thể, lĩnh vực nào đó, cung cấp các bộ cơ sở dữ liệu cho phép tra cứu thông tin theo yêu cầu: Phần mềm tra cứu từ điển.

1.2.4. Phần mềm hệ thống

* Phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình quản lý, hỗ trợ các tài nguyên và điều hành các hoạt động của hệ thống máy tính.

1.2.4.1 Phần mềm quản lý hệ thống

+ Hệ điều hành: Là một bộ chương trình phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ hệ thống tính toán và tổ chức khai thác chúng một cách tối ưu.

+ Các chương trình tiện ích: Được xây dựng với mục đích bổ xung thêm các dịch vụ cần cho người mà hệ điều hành chưa đáp ứng được hay là đã có nhưng chọn vẹn: Winzar, Foxit reader.

+ Các chương trình điều khiển thiết bị giúp máy tính điều khiển một thiết bị nào đó mà không có trong danh sách những thiết bị phần cứng được hệ điều hành hỗ trợ: Các loại Card màn hình.

1.2.4.2. Phần mềm phát triển hệ thống:

+ Các chương trình dịch có nhiệm vụ dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy tính để có thể hiểu và xử lý được.

+ Ngôn ngữ lập trình là công cụ để diễn tả thuật toán thành chương trình cho máy tính thực hiện. Cho đến nay đã có 5 thế hệ ngôn ngữ lập trình: Java của sun, dot net của Microsoft.

II- Chu kỳ sống của một phần mềm:

*Một số cách phân chia quá trình thiết kế ứng dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích - thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w