KIẾN THỨ BA :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty xnk nông sản thực phẩm hà nội.doc (Trang 61 - 65)

Báo cáo tài chính

KIẾN THỨ BA :

Hoàn thiện kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.

Theo chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 quy định các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại.

Theo chế độ kế toán hiện hành quy định, nếu phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh doanh thu hàng bị trả lại vào TK 531 “Hàng bán bị trả lại”. Trị

giá hàng bán bị trả lại được phản ánh trên tài khoản này do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; không đúng chủng loại, quy cách. Còn giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại đều được quy định hạch toán vào TK 532 “ Giảm giá hàng bán ”. Trong đó, giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận trên giá đã thoả thuận cho số hàng hoá đã bán vì hàng hoá sai quy cách phẩm chất không đúng hợp đồng hay doanh nghiệp vi phạm các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Nhận thấy rằng, hai nội dung giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại được hạch toán vào chung một tài khoản 532 là khác nhau hoàn toàn về bản chất kinh tế. Giảm giá hàng bán phản ánh vì một lý do sai phạm về hàng hoá hay các điều khoản trong hợp đồng nên dẫn đến doanh nghiệp phải giảm giá cho người mua. Nhưng chiết khấu thương mại lại phản ánh theo một chiều hướng khác, đó là giảm giá do người mua mua nhiều trong hợp đồng. Tuy rằng hai nội dung này đều có cùng mục đích là giảm giá nhằm thúc đẩy khối lượng hàng hoá bán ra nhưng xét về mặt bản chất kinh tế lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc hạch toán chung trên cùng một tài khoản sẽ không tiện cho việc theo dõi chi tiết tình hình hàng hoá bán ra của doanh nghiệp mà còn chưa thể hiện được lý do cụ thể các khoản giảm trừ doanh thu. Vì vậy, nên hạch toán khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại một cách riêng rẽ.

Em xin đề xuất 2 phương pháp hạch toán các khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại sau:

Phương pháp 1:

Chỉ sử dụng TK 532 để phản ánh số tiền giảm giá đã chấp thuận với người mua và sử dụng một TK khác để phản ánh nội dung chiết khấu thương mại. Để phản ánh riêng nội dung chiết khấu thương mại có thể khôi phục lại TK 521 và lấy tên là “ Chiết khấu thương mại ”.

Kết cấu và nội dung TK 521

521

mại cho khách hàng mua hàng thương mại sang TK 511 để xác với khối lượng lớn định doanh thu thuần.

TK 521 không có số dư.

Phương pháp hạch toán:

- Khi phát sinh chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán sẽ hạch toán:

Nợ 521 Số tiền chiết khấu thương mại

Nợ 33312 Thuế GTGT tính theo số tiền chiết khấu Có 111 Tiền mặt

Có 112 Tiền gửi ngân hàng

Có 1312 Số tiền phải thu của khách hàng - Khi phát sinh giảm giá hàng bán, kế toán ghi:

Nợ 532 Giảm giá hàng bán

Nợ 33312 Thuế GTGT tính theo số tiền giảm giá. Có 111 Tiền mặt.

Có 112 Tiền gửi ngân hàng.

Có 1312 Số tiền phải thu của khách hàng.

- Cuối kỳ, kết chuyển số tiền giảm giá và chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần.

Nợ 5112 Số tiền giảm giá. Có 532

Phương pháp 2:

Mở TK 532 thành hai tài khoản cấp 2. TK 5321 Giảm giá hàng bán . TK 5322 Chiết khấu thương mại. Kết cấu và nội dung TK 532

532

với người mua và chiết khấu thương mại sang - Số tiền chiết khấu thương mại TK 511 đểm xác định doanh

cho khách hàng mua hàng với thu thuần. khối lượng lớn.

TK 532 không có số dư.

- Khi phát sinh giảm giá hàng bán cho khách hàng, kế toán sẽ hạch toán: Nợ 5321 Giảm giá hàng bán

Nợ 33312 Thuế GTGT tính theo số tiền chiết khấu Có 111 Tiền mặt

Có 112 Tiền gửi ngân hàng

Có 1312 Số tiền phải thu của khách hàng - Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi:

Nợ 5322 Chiết khấu thương mại

Nợ 33312 Thuế GTGT tính theo số tiền giảm giá. Có 111 Tiền mặt.

Có 112 Tiền gửi ngân hàng.

Có 1312 Số tiền phải thu của khách hàng.

- Cuối kỳ, kết chuyển số tiền giảm giá và chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần.

Nợ 511 Số tiền giảm trừ doanh thu. Có 5321 Số tiền giảm giá.

Có 5322 Số tiền chiết khấu thương mại.

Cả 2 phương pháp này đều phản ánh rõ ràng hoạt động kinh tế phát sinh của việc giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại. Nhưng đối với phương pháp 1, việc khôi phục lại TK 521 sẽ làm tăng TK trong hệ thống TK Kế toán mà đIều này là không cần thiết. Phương pháp 2 đơn giản, phù hợp với phương châm của hệ thống kế toán mới là dễ làm, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát. Với cách bố trí, sắp xếp như phương pháp 2, thông tin do kế toán cung cấp cho phép đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

kịp thời ở mọi thời điểm. Theo em nên chọn phương pháp 2 là tối ưu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty xnk nông sản thực phẩm hà nội.doc (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w