Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Trang 36 - 38)

phần Cồn rượu Hà Nội

1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phẩm tại Công ty

1.2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Công ty:

 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất:

Sản phẩm của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội bao gồm nhiều loại, trải qua nhiều quá trình chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm này mà Công ty tổ chức sản xuất theo xí nghiệp thành viên tương ứng với từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kết quả sản xuất của từng giai đoạn trước là nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến ra thành phẩm hoặc có thể bán ra ngoài như cồn tinh chế 960, rượu nước nửa thành phẩm - kết quả của giai đoạn pha chế…

Từ đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành và với đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của mình.

Ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên (Xí nghiệp Cồn, Xí nghiệp Rượu mùi, Xí nghiệp Bao bì), từng bộ phận sản xuất phụ (Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát, Xí nghiệp Cơ điện), từng công đoạn sản xuất (công đoạn pha chế, công đoạn đóng chai) và chi tiết đến từng sản phẩm.

Cụ thể:

- Xí nghiệp Cồn chỉ sản xuất cồn thành phẩm (cồn 960) do vậy toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được ở Xí nghiệp Cồn dùng để tính giá thành cồn 960.

- Các xí nghiệp thành viên khác thì đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp và chi tiết cho từng giai đoạn công nghệ như pha chế, đóng chai và từng loại sản phẩm như rượu chanh, rượu cam, rượu lúa mới…

- Đối với những khoản mục chi phí liên quan đến các loại sản phẩm của từng xí nghiệp thì tiến hành trực tiếp, còn những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng hạch toán theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

Cuối mỗi tháng dựa vào chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập Nhật ký chứng từ số 7 và ghi vào Sổ cái có liên quan. Đồng thời hàng tháng từ Nhật ký chứng từ số 7 và Sổ cái, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm làm cơ sở cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành mỗi tháng.

 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:

Do tính phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên.

1.2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty

 Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty:

Xuất phát từ đặc điểm chi phí sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất rượu mà Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất và từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng khi đem nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp.

Cụ thể, đối tượng tính giá thành của: - Xí nghiệp Cồn: cồn thành phẩm - Xí nghiệp Rượu mùi:

+ Rượu nước từng loại – sản phẩm của công đoạn pha chế.

+ Rượu đóng chai từng loại – sản phẩm của công đoạn đóng chai. + Rượu vang.

 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty:

Do đặc điểm của sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục cũng như yêu cầu quản lý cần tính giá thành nửa thành phẩm bán ra ngoài, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Trang 36 - 38)