Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Trang 77 - 86)

PHẦN 2 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nộ

sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý, kinh doanh ở Công ty nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng em xin phép được đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:

Một là, đào tạo nâng cao trình độ quản lý các cấp, trình độ tay nghề của công nhân. Tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo đi học các lớp bồi dưỡng quản lý. Tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn, phổ biến kiến thức sử dụng máy móc mới, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất cho toàn thể công nhân.

Hai là, về công tác thị trường và công tác sản phẩm:

- Mở rộng và phát triển một số các đại lý và thị trường mới ở các vùng sâu, vùng xa để tăng cường tiêu thụ sản phẩm.

- Củng cố lại đội ngũ tiếp thị và đề ra hợp lý các chế độ quy chế tiếp thị để thích ứng hơn trong cơ chế thị trường.

- Đầu tư tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trường có cùng biên giới và gần với Việt nam.

- Tăng cường công tác chống hàng giả, nhại nhãn mác.

- Tăng cường quản lý và giám sát tiết kiệm nguyên vật liệu. Mua vật tư, thiết bị phải có giá thấp nhất. Để từ đó xây dựng giá cả phải hợp lý phục vụ đại đa số dân cư có mức sống trung bình.

- Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, hợp túi tiền và giảm độc tố. Đầu tư và đổi mới công nghệ có trọng điểm từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm, một số sản phẩm mũi nhọn cạnh tranh với rượu ngoại nhập.

Ba là, về việc thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Đối với Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, ngày nghỉ phép của công nhân phát sinh không thường xuyên, không đều đặn. Việc công nhân nghỉ phép không đều không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất mà còn ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của từng tháng, bởi vì hiện nay Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Do vậy, để đảm bảo sự ổn định của từng khoản chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, theo em Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công

Cách lập và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất như sau:

Trong năm, khi lập kế hoạch tiền lương, Phòng Hành chính tính toán mức trích tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong một năm.

Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNTTSX theo kế hoạch trong năm

= Lương cơ bản bình quân ngày của CNTTSX Số công nhân sản xuất trực tiếp thực tế Tổng số ngày nghỉ phép bình quân một năm của CNTTSX Trên cơ sở đó, hàng tháng kế toán trích một phần trong tổng số tiền này vào chi phí để đảm bảo cho giá thành ít biến động.

Mức trích trước hàng tháng =

Tỷ lệ trích trước

Số tiền lương chính thực tế phải trả cho CNTTSX trong tháng

Tỷ lệ trích trước hàng

tháng

=

Tổng số tiền lương nghỉ phép của CNTTSX theo kế

hoạch trong năm 100

Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNTTSX theo kế hoạch trong năm

Trình tự hạch toán như sau:

- Căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng tháng tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 (chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 335

- Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 335 Có TK 334 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi trả tiền lương nghỉ phép: Nợ TK 334

Có TK 111

Cuối năm, kế toán phải so sánh giữa số chi lương thực nghỉ phép của công nhân so với kế hoạch, khi có chênh lệch kế toán phải điều chỉnh tăng giảm vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng sau cùng.

× ×

×

+ Nếu số thực chi nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 335 Có TK 622

+ Nếu số thực chi lớn hơn số trích trước thì ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622

Có TK 335

Khi đó số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tập hợp vào Bảng kê số 6 – TK 335 và cuối tháng sẽ được phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cột ghi Có TK 335 ứng với dòng ghi Nợ các đối tượng sử dụng. Số liệu này là căn cứ vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7.

Bốn là, về việc trả lương cho công nhân làm thêm vào những ngày nghỉ:

Những ngày công nhân làm thêm như ngày chủ nhật, lễ tết…công nhân vẫn không được trả thêm một khoản nào. Như vậy, Công ty đã không thực hiện trả lương theo đúng chế độ hiện hành. Theo chế độ quy định đối với các doanh nghiệp sản xuất: “khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì mức lương trả thêm được Nhà nước quy định bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường, bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần và bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ. Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm, ngoài lương hưởng theo thời gian còn phải trả thêm ít nhất 30% theo lương thực tế cho người lao động.”

Vì vậy để khuyến khích công nhân viên trong sản xuất kinh doanh cũng như tạo động lực để làm việc hiệu quả hơn Công ty nên xem xét lại cách trả lương cho hợp lý.

Năm là: Tại tháng 12/2006 Công ty đã không thực hiện trích BHXH và BHYT do đã trích từ tháng 11/2006. Điều này làm cho chi phí sản xuất thực tế bị giảm theo. Vậy theo em, Công ty nên tiến hành trích hàng tháng một cách đều đặn theo đúng quy định để ổn định giá thành sản phẩm giữa các tháng.

Sáu là, tăng cường công tác kế toán máy trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán:

Hiện nay, ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, mọi công việc kế toán của Công ty nói chung đang thực hiện một cách thủ công mặc dù ở Công ty đã trang bị đầy đủ máy tính cho phòng kế toán. Đặc bịêt do đặc điểm sản xuất của Công ty là các nghiệp vụ kinh tế về nhập, xuất phát sinh thường xuyên, liên tục nên việc ghi chép nhiều, sổ

không thể tránh khỏi sai sót. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán. Vì vậy theo em Công ty nên trang bị và có những chuyển đổi phù hợp để ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán của Công ty như: xây dựng phần mềm kế toán máy chuyên dụng cho Công ty, chú ý đến công tác đào tạo nhân viên kế toán tiếp cận và sử dụng thành thạo các phần hành kế toán trên máy vi tính, từ đó đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kế toán nhanh, chính xác, kịp thời phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Bảy là, về việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty hiện nay vẫn sử dụng theo quyết định cũ. Do vậy, hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ theo quy định mới và vẫn chưa đưa vào sử dụng một số tài khoản mới. Công ty cần tiến hành nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản mới theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý và trình độ kế toán trong tình hình hiện nay. Mỗi tài khoản kế toán phản ánh một đối tượng kế toán, các tài khoản chi tiết (cấp 2, cấp 3) có thể tổ chức theo đặc điểm của Công ty.

Theo em, Công ty không nên tập hợp chi phí sản xuất của các Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát và Xí nghiệp Cơ điện vào thẳng TK 1545, TK 1546, TK 1548 mà nên mở và tập hợp vào các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất (TK 621, 622, 627) rồi sau đó mới kết chuyển vào TK 154.

Để đồng bộ, Công ty có thể mở các TK tập hợp chi phí sản xuất cho 3 phân xưởng này như sau:

TK 6215 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Bộ phận Lò hơi TK 6216 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Bộ phận Xay xát TK 6218 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Cơ điện TK 6225 – Chi phí nhân công trực tiếp – Bộ phận lò hơi

TK 6226– Chi phí nhân công trực tiếp – Bộ phận xay xát TK 6228– Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp cơ điện

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho 3 bộ phận sản xuất phụ, kế toán sử dụng TK 627 theo các nội dung tương ứng sau:

TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 62715 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Bộ phận Lò hơi. TK 62716 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Bộ phận Xay xát. TK 62718 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Cơ điện.

TK 6272 – Chi phí vật liệu chung TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền.

Các TK này cũng được chi tiết như TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.

Tám là, về việc hoàn thiện hình thức ghi sổ kế toán:

Hiện nay Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đang áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Nhược điểm của hình thức này là mẫu sổ các kiểu bàn cờ không thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy vi tính. Vì vậy theo em Công ty có thể xem xét việc chuyển đổi hình thức ghi sổ kế toán sang hình thức “Nhật ký chung” vì đây cũng là hình thức ghi sổ cho phép quản lý các nghiệp vụ kinh tế khá chặt chẽ và đặc biệt là nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy vi tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức “Nhật ký chung” gồm: - Các sổ Nhật ký chuyên dùng

- Sổ Nhật ký chung

- Các Sổ cái các Tài khoản - Các sổ kế toán chi tiết.

Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Sổ quỹ Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc

Chú thích:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Ghi đối chiếu

Khi áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ phải sử dụng các sổ kế toán sau:

- Sổ Nhật ký chung

- Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154

- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm.

- Các sổ kế toán liên quan khác.

Để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất cũng như giá thành của từng loại sản phẩm, từng phân xưởng, từng công đoạn sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể mở các sổ chi tiết cho các TK chi phí theo nội dung sau: Các TK 621, 622, 627 được chi tiết như Công ty đang thực hiện và có bổ sung thêm các TK chi tiết cho 3 bộ phận sản xuất phụ như kiến nghị trên. Còn TK 154 được chi tiết như Công ty đã và đang thực hiện.

Riêng các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì Công ty vẫn có thể sử dụng các mẫu sổ mà Công ty đã và đang sử dụng.

Một số mẫu sổ kế toán tổng hợp mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sử dụng trong hình thức “Nhật ký chung”:

Biểu 2.1 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm… Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ

Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau

Biểu 2.2 SỔ CÁI (theo hình thức Nhật ký chung) Năm…

Tên tài khoản……… Số hiệu…… Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau

Chín là, về các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm: Tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, thành phẩm cồn ở Xí nghiệp Cồn được chuyển sang các xí nghiệp khác để tiếp tục chế biến và được kết chuyển tuần tự từng khoản mục . Điều này làm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thành phẩm là rất lớn và khó đánh giá trong toàn bộ quy trình công nghệ, các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực sự chiếm bao nhiêu % trong giá thành sản phẩm. Do đó, Công ty nên kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí của sản phẩm cồn sang giai đoạn chế biến tiếp theo.

Mười là, về việc hoàn thiện tính giá thành ở Xí nghiệp Cồn. Công ty không nên chuyển thẳng mọi chi phí sản xuất cồn công nghiệp vào TK 152 – phế liệu thu hồi, mà nên tiến hành tính giá thành riêng cho Cồn công nghiệp như một loại sản phẩm. Có như vậy mới đảm bảo phản ánh chính xác mọi khoản mục chi phí và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

KẾT LUẬN

Từ khi có chính sách mở cửa của Nhà nước, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình trong sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước những thử thách to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thực tế cho thấy bên cạnh những doanh nghiệp thành công, tiến bộ có không ít những doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến nguy cơ sa sút, không đứng nổi trong cơ chế thị trường, phải sát nhập, phá sản hoặt giải thể. Mặt khác tình trạng hoạt động kinh doanh nói chung gặp rất nhiều khó khăn lúng túng và bị động khi chuyển sang cơ chế mới, chưa tìm ra được các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh tế của mình. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải giành thắng lợi trong cạnh tranh. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải làm việc tích cực, luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh để đạt các mục tiêu đề ra. Một trong các mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện nội dung công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình để thích ứng với những thay đổi của chế độ, những biến động

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Trang 77 - 86)