1. Phân loại nguyên vật liệu
Để có thể quản lý một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý, bảo đảm sử dụng NVL có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại NVL theo những tiêu thức nhất định. Việc phân loại này cũng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và từng loại hình sản xuất. Song nhìn chung trong các doanh nghiệp sản xuất NVL được chia thành nhiều loại. Trước hết căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp thì NVL được chia thành:
a. Nguyên vật liệu chính
Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công, chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
Ví dụ: Sắt thép trong doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, bông trong các nhà máy sợi...
b. Nguyên vật liệu phụ
Là những vật liệu dùng phụ trợ trong sản xuất được kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm, phục vụ cho quá trình sản xuất bảo quản và bao gói sản phẩm:
- Nhóm vật liệu phụ làm tăng chất lượng vật liệu chính VD: Sơn, véc ly..
- Nhóm vật liệu phụ làm cho tư liệu lao động hoạt động bình thường. VD: Xăng, dầu, xà phòng..
- Nhóm vật liệu phụ làm cho sản phẩm có thuộc tính tiêu dùng nhất định
VD: Thuốc nhuộm
c. Nhiên liệu: Dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng do tính chất lý kinh doanh. Nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng do tính chất lý
hóa học nên nó được xếp vào một loại riêng để có chế độ quản lý phù hợp.
d. Phụ tùng thay thế: Bao gồm các chi tiết, phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
e. Thiết bị sử dụng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp.
f. Phế liệu thu hồi: Là các loại vật liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh để sử dụng lại hoặc bán ra ngoài. kinh doanh để sử dụng lại hoặc bán ra ngoài.
VD: Gỗ, sắt thép vụn hay phế liệu thu hồi từ quá trình thanh lý TSCĐ.
g. Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các loại vật liệu đã nêu trên. đã nêu trên.
VD: Bao bì đóng gói, các loại vật liệu đặc chủng...
2. Tính giá nguyên vật liệu
Là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất.
Xác định giá trị ghi sổ kế toán NVL theo quy định chung của chuẩn mực kế toán. Kế toán hạch toán, nhập, xuất, tồn kho NVL phải phản ánh theo đúng giá thực tế. Giá trị của NVL được phản ánh trên sổ sách kế toán tổng hợp, trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
Giá trị thực tế của NVL bao gồm cả thuế hoặc không bao gồm thuế giá trị gia tăng tùy thuộc vào doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ.
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp thì giá thực tế NVL bao gồm thuế GTGT ( tính cho số lượng NVL mua vào và cả chi phí thu mua nếu có).
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thì giá trị thực tế NVL không bao gồm thuế GTGT.
- Giá NVL nhập kho
- Giá NVL xuất kho
a. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Căn cứ nguồn nhập kho NVL để xác định giá thực tế.
- Đối với NVL mua ngoài, giá thực tế xác định theo công thức:
Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận mua độc lập, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt lưu kho và số hao hụt trong định mức.
- Đối với vật liệu gia công chế biến xong nhập kho, thì giá thực tế bao gồm giá vật liệu xuất kho và chi phí gia công chế biến.
- Đối với các NVL do các bên cổ đông, các bên góp vốn liên doanh góp vốn khi thành lập doanh nghiệp thì giá thực tế của NVL được tính theo giá do hội đồng định giá quyết định.
- Đối với NVL biếu, tặng, thưởng: Giá thực tế của NVL được tính theo giá trị tặng thưởng hoặc biếu tặng, nếu không có thì tính theo giá NVL tương đương trên thị trường.
Giảm giá hàng
mua (Nếu có) Giá mua ghi
trên hóa đơn của người bán Chi phí thu mua Giá thực tế nhập NVL - + = Trị giá thực tế của vật liệu tự chế biến Giá thực tế của vật liệu xuất chế biến Chi phí chế biến + = Chi phí vận chuyên bốc dỡ + + = Giá thực tế NVL xuất chế biến Chi phí thuê ngoài gia công chế biến
- Đối với NVL là phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất có thể tính theo hai cách:
+ Giá tạm tính: Phương pháp này đơn giản nhưng không chính xác.
+ Giá thực tế trên thị trường: Phương pháp này chính xác nhưng phức tạp.
b. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Trong quá trình hạch toán NVL tùy từng trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp như lượng danh điểm, số lần nhập, xuất mỗi danh điểm nhiều hay ít, giá NVL ở doanh nghiệp biến động thường xuyên hay ổn định. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương pháp sau:
- Phương pháp xác định hệ số giá:
Giá hạch toán là giá doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định và nó chỉ sử dụng để kế toán ghi sổ hàng ngày, chứ không có ý nghĩa trong việc thanh toán và hạch toán tổng hợp về NVL. Nói một cách khác, giá hạch toán là giá tạm tính khi chưa biết giá chính thức của NVL.
Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế theo hệ số giá của NVL.
Giá hạch toán NVL xuất kho Số lượng NVL xuất kho
X hạch toánĐơn giá = Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Hệ số giá + Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ = Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ + Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ Giá hạch toán NVL xuất trong kỳ Giá NVL xuất trong kỳ Hệ số giá X =
Tính theo phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính kịp thời của công tác kế toán, từ đó tăng cường công tác quản lý vật liệu. Mặt khác giảm bớt được khối lượng tính toán cho kế toán vật liệu.