định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Văn Minh.
3.2.1 Nhận xét chung về công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty TNHH
Văn Min.
Đến thực tập tại Công ty TNHH Văn Minh trong một thời gian ngắn, dựa trên những nhận thức, hiểu biết của bản thân về lý luận, nay lại có những hiểu biết về thực tế, Em nhận thấy công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Văn Minh có những ưu, nhược điểm nhất định như sau: * Ưu điểm.
Thứ nhất: Công ty đã tìm được những giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh, đưa công ty ngày càng đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đó là công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc hiệu quả, linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý. Hệ thống các phòng ban chức năng của công ty cố vấn một cách có hiệu quả cho giám đốc về tình hình kinh doanh của Công ty. Với việc gắn trách nhiệm đến từng nhân viên công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm trong bán hàng của từng thành viên. Và trong sự phát triển của Công ty không thể không nói đến sự đóng góp quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Đặc biệt là việc Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Thứ hai: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức hợp lý, với đội ngũ kế toán có năng lực, có trình độ chuyên môn (100% tốt nghiệp đại học), có kinh
nghiệm, nhiệt tình trong công việc lại được bố trí hợp lý với trình độ chuyên môn, khả năng của mỗi người, tạo điều kiện nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, đồng thời có tinh thần tương trợ nhau, mỗi cá nhân được phát huy hết khả năng năng lực của mình. Bên cạnh đó Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Softwave để tạo điều kiện đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Thứ ba: Về hệ thống chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc về chế độ chứng từ kế toán, ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù, các khoản chi phí phát sinh tại công ty đều có giấy tờ hợp lệ. Nhờ đó công ty đã kiểm soát tốt các chi phí phát sinh nhằm phục vụ việc kinh doanh. Sau khi sử dụng các chứng từ kế toán đã được bảo quản và lưu giữ một cách rất cẩn thận và khoa học.
* Nhược điểm.
Do công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và các kho ở cách xa trụ sở công ty nên việc thu thập, lập và gửi chứng từ về phòng kế toán của công ty đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế đặt ra.
3.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Văn Minh.
Qua thời gian tìm hiểu công tác kế toán ở Công ty TNHH Văn Minh, đặc biệt là phần kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, cùng với kiến thức đã tiếp thu được khi ngồi trên ghế nhà trường, Em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:
Ý kiến 1: Về chứng từ sử dụng.
Do quy mô của Công ty TNHH Văn Minh bao gồm 4 kho, mỗi kho ở một địa điểm khác nhau và cách xa nhau nhưng hoạt động kinh doanh chính lại ở kho
Phùng Hưng. Vì vậy mà lượng hàng dư từ trong các kho có thể không đều nhau, có những trường hợp phải chuyển từ kho này đến kho kia để tiện cho việc tiêu thụ. Trong những quá trình luân chuyển đó, kế toán không lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, có tác dụng theo dõi vật tư, hàng hoá di chuyển từ kho đến kho kia trong nội bộ đơn vị, là căn cứ thủ kho ghi và thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết và làm chứng từ vận chuyển trên đường.
Để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng, kế toán tại Công ty TNHH Văn Minh nên dùng thêm chứng từ này. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do kế toán lập thành 2 liên. Khi xuất kho ghi: ngày, tháng, năm, xuất, ký và ghi rõ họ tên vào các liên rồi giao cho người vận chuyển mang theo khi vận chuyển trên đường. Tại kho nhập hàng, sau khi kiểm đủ số hàng, thủ kho ghi: ngày, tháng, năm nhập, ký tên cùng người vận chuyển. Thủ kho Nhập giữ liên 2, thủ kho Xuất giữ liên 1 để ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán hoàn thiện và ghi sổ kế toán. Mẫu sổ như (Biểu số 2.32)
Ý kiến 2: Đối với bút toán ghi nhận doanh thu.
Kế toán ghi toàn bộ vào tài khoản đối ứng là TK 131 - “Phải thu của khách hàng”. Do đó khi vào sổ các thẻ hạch toán chi tiết cho TK 131 đều không phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ phát sinh. Trong trường hợp này, kế toán có thể nên định khoản như sau:
Nợ TK 111: Số tiền khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 112: Số tiền khách hàng thanh toán qua ngân hàng.
Nợ TK 131 (Chi tiết từng khách hàng): Số tiền khách hàng nhận nợ. Có TK 511 (511.1): Doanh thu bán hàng chưa thuế.
Có TK 333 (333.11): Thuế GTGT phải nộp.
Tức là chỉ khi nào khách hàng thanh toán trả chậm mới ghi vào TK 131. Khi vào sổ kế toán, căn cứ trên Hóa đơn GTGT kế toán nhập dữ liệu vào máy tính theo các TK đối ứng có liên quan. Lúc này máy tính sẽ phân tích và chuyển
dự liệu và các sổ có liên quan của các TK. Chẳng hạn, trên sổ Cái TK 131 -“Phải thu của khách hàng” chỉ có doanh thu và thuế GTGT phải nộp của những hóa đơn nào khách hàng chưa thanh toán, còn lại những hóa đơn của khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng…sẽ chuyển sang sổ Cái TK 111 -“Tiền mặt”, sổ Cái TK112 - “Tiền gửi Ngân hàng”…Mẫu các sổ này giống như mẫu sổ Cái các TK 131, TK 511, ...
Trên cơ sở đó, TK 131 không cần chi tiết theo mã KVL 01, KVL 02 (Khách vãng lai) mà hạch toán luôn trên TK 111 hoặc TK 112 … Lúc này sổ Cái TK 131 - “Phải thu của khách hàng” sẽ có sự thay đổi.
Chẳng hạn, xét đối với Hoá đơn GTGT số GB310299 Lương Bằng trả bằng tiền mặt, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK111: 7.875.000đ
Có TK511.1: 7.500.000đ
Có TK333.1: 375.000đ
Lúc này trên bảng ghi công nợ của máy tính không có dòng phản ánh nghiệp vụ này, Sổ cái TK131 cũng vậy. Trên sổ này chỉ có nghiệp vụ hàng nhận nợ ngày 10/03.
Theo cách ghi này còn có ưu điểm là việc ghi công nợ sẽ được thực hiện trên máy tính 1 cách dễ dàng. Bởi vì khi vào TK 131, kế toán thường có các mã số, ký hiệu cho từng khách hàng nào, đã trả hay chưa, còn nợ bao nhiêu, kế toán chỉ việc lọc theo bút toán theo mã số trên máy tính. Lúc này bảng ghi công nợ mới phản ánh chính xác thực tế tình hình công nợ và thanh toán công nợ của khách hàng.
Ý kiến 3: Đối với bảng ghi công nợ của khách hàng.
Trên thực tế, kế toán tại Công ty TNHH Văn Minh sử dụng 2 mẫu “Bảng ghi công nợ” như đã nêu, để tận dụng tối đa tính tiện ích của máy tính kế toán chỉ nên sử dụng mẫu do máy tính phân tích và lập theo từng tài khoản mã khách
hàng. Hơn nữa theo kiến nghị thứ 2 thì việc định khoản như vậy trên TK 131 - chi tiết từng đối tượng sẽ phản ánh đúng các nghiệp vụ phát sinh khi khách hàng nhận nợ. Và để dễ theo dõi kiểm tra, kế toán nên đổi tên thành “Sổ chi tiết theo dõi công nợ khách hàng” cũng vẫn chi tiết cho từng đối tượng thay cho “Bảng ghi công nợ”.
Ý kiến 4: Việc mã hoá danh mục hàng hoá.
Công ty thì có rất nhiều mặt hàng, mà mỗi mặt hàng lại có nhiều loại.
N 01 1 Mặt hàng hoá chất Loại NaOH Mặt hàng vần N
Chẳng hạn: loại xút NaOH thì lại có hàng tinh khiết và hàng công nghiệp hay dụng cụ thì có dụng cụ của Trung Quốc và dụng cụ của Singapo, của Đức… Khi đó công ty chỉ mã hoá tới loại mặt hàng đó thôi, thực tế còn có thể mã hoá theo cả chi tiết mặt hàng đó. Ví dụ: Với loại xút NaOH, trước đây chỉ mã hoá được là 1N01 trong đó:
Nhưng khi ta tìm đến thì cũng chưa thể biết ngay được đâu là hàng tinh khiết, đâu là hàng công nghiệp, thực tế công ty có thể mã hoá theo cả chất lượng mặt hàng bằng cách như sau: ta chỉ cần thêm vào mã là 1N01-1 trong đó:
Mặt hàng vần N Loại NaOH
Mặt hàng hoá chất
Khi đó ta có danh mục mã hoá mặt hàng mới là:
(Biểu số 2.33)
Cấp Mã Mặt hàng
1 1 Mặt hàng hoá chất
2 1N Mặt hàng hoá chất vần N
3 1N01 Mặt hàng hoá chất NaOH
4 1N01-1 Mặt hàng hoá chất NaOH tinh khiết
Ngoài ra công ty cũng nên mã hoá theo cả kho nữa. Chẳng hạn, kho Phùng hưng thì mã hoá là 1, mặt hàng hoá chất mã hoá là H, tức là thay 1H bằng 1 cho dễ tìm hơn.
Hay với loại Acid Lactic chẳng hạn. Trước đây mã hoá như sau:
1A31 : Acid lactic. Nhưng do có nhiều mặt hàng Acid như vậy và có nhiều mặt hàng có chữ cái A ở đầu như Acid foocmic, Acid axetic, Axeton, Anilin… lên khi vào tìm mặt hàng lại phải vào 1A sau đó tìm đến số 31 mới thấy.Vì vậy
1 N 01 -1
thực tế công ty có thể mã hoá như sau: 1ACL-1 trong đó:
L -1 AC
Mặt hàng Acid Loại Acid lactic Loại Acid vần L Mặt hàng hoá chất
Khi đó ta có danh mục mã hoá mặt hàng mới là: (Biểu số 2.34)
Cấp Mã Mặt hàng
1 1 Mặt hàng hoá chất
2 1AC Mặt hàng hoá chất Acid
3 1ACL Mặt hàng hoá chất Acid vần L 4 1N01-1 Mặt hàng hoá chất Acid lactic
Ý kiến 5: Ngoài ra công ty cũng lên sử dụng TK159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và TK413-Chênh lệch tỷ giá hối đoái để thể hiện một cách chính xác và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số những kiến nghị của cá nhân nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Văn Minh. Là một Công ty TNHH hoạt động khác với các DNNN, mọi chỉ tiêu kế hoạch, phương hướng hoạt động kinh doanh đều dưới sự kiểm soát trực tiếp của Giám đốc, bộ máy kế toán và công tác tổ chức hoạt động kế toán mang tính chất nội bộ rất linh hoạt, phù hợp với tình hình quản lý. Do vậy, dù có những ưu điểm
nổi bật như: tạo sự năng động, sáng tạo, hiệu quả nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế. Những kiến nghị đưa ra sẽ góp phần khắc phục những hạn chế này, đưa Công tác kế toán tại Công ty TNHH Văn Minh hoàn chỉnh hơn.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt thì sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trên thương trường thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Muốn thành công và khẳng định vị thế của mình các doanh nghiệp đêu phải bắt đầu từ việc nắm vững nội lực, tiềm năng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Và chỉ có các thông tin phân tích từ bộ phận kế toán cung cấp mới đáp ứng được yêu cầu này của nhà quản trị.
Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại nói riêng có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, các cơ chế chính sách quản lý của nhà nước còn chưa ổn định, hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng không chỉ cung cấp thông tin, cung cấp thước đo hiệu quả kinh doanh mà còn là công cụ hữu hiệu kiểm kê, kiểm soát mọi nguồn lực cho các doanh nghiệp thương mại .
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Văn Minh, Em nhận thấy Công ty hết sức coi trọng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, công tác này được thực hiện một cách khoa học, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước. Tuy nhiên thời gian qua công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng Em tin rằng, với kinh nghiệm vững vàng và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ kế toán thì công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành chuyên đề tại Công ty TNHH Văn Minh, Em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên công ty nói chung và các cán bộ phòng kế toán nói riêng. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Trương Anh Dũng, cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi của bản thân, Em đã cố gắng thể hiện một cách chính xác và trung thực các vấn đề lý luận cũng như thực tế của công ty trong bài chuyền đề tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn cũng như khả năng tiếp cận thực tế, kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên bài chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cô và các cán bộ phòng kế toán Công ty TNHH Văn Minh cùng toàn thể các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn giúp Em có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho quá trình công tác thực tế sau này.
Cuối cùng Em không biết nói gì hơn, Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Anh Dũng, các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong phòng kế toán Công Ty TNHH Văn Minh đã giúp đỡ Em hoàn thành chuyên đề này.
Hà nội, ngày 28 tháng 01 năm 2007.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan, Khoa Kế toán, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống Kê - 2005
3. Hệ thống kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Nhà xuất bản Tài chính – năm 2006
NHẬN XÉT CỦA PHÒNG KẾ TOÁN - CÔNG TY TNHH VĂN MINH
... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...
...
... ... ... ... ... ... ... ...