Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất Sơn tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam trong diều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (Trang 28 - 30)

Ngày 12 tháng 01 năm 2007 Tên đơn vị lĩnh: Phân xưởng mầu

2.2.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Tiền lương là phần chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động và đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công ở công ty CP Haco Việt Nam bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích BHXH, KPCĐ, BHYT, KPCĐ.

Hiện nay CP Haco Việt Nam đang áp dụng hai hình thức tiền lương đó là lương thời gian và lương sản phẩm.

Lương thời gian áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất sản phẩm và những công việc không có định mức hao phí nhân công.

Lương sản phẩm được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm và những công việc có định mức hao phí nhân công.

Hàng tháng công ty tiến hành trả lương cho công nhân làm 2 kỳ là: - Mồng 5 hàng tháng.

- 20 trả lương còn lại.

Phương pháp tính lương trả cho người lao động. * Lương sản phẩm

Lương sản phẩm được xác định trên cơ sở

Lương sản Đơn giá định Số lượng SP thực tế = x

phẩm mức cho 1 Sp hoàn thành nhập kho

Đơn giá nhân công được sử dụng là đơn giá nội bộ của Công ty do các phòng chức năng lập * Lương thời gian

Bao gồm: Tiền lương nghỉ phép, lương thời gian phải trả cho cán bộ công nhân viên, những ngày được nghỉ theo chế độ của nhà nước.

Lương thời gian = Số ngày thực tế được hưởng x

Hệ số lương cơ bản Số ngày làm việc trong tháng - Các khoản phụ cấp:

+ Trợ cấp độc hại: 1 công = 7.920 đ

làm thêm ca 3 được trả gấp rưỡi ca bình thường.

- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty đúng như theo tỷ lệ quy định là 25% trong đó.

+ BHXH: hàng tháng trích 20%/ lương cơ bản trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 5% khấu trừ vào tiền lương của công nhân.

+ KPCĐ: hàng tháng trích 2% trên lương thực tế, khoản này tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

+ BHYT: hàng tháng trích 3%/ lương cơ bản trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 1% khấu trừ vào tiền lương của công dân.

* Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công ( đối với lương theo thời gian của bộ phận quản lý) - Bảng thanh toán lương theo sản phẩm ( đối với lương của bộ phận sản xuất ) * Tài khoản sử dụng.

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp).

Kết cấu TK 622 phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành.

* Trình tự kế toán

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, trình độ tay nghề, cấp bậc công việc, kế toán tiến hành tính lương cho từng người cho toàn Công ty. Kế toán phản ánh như sau:

Nợ TK 622 : 1.093.418.636 Có TK 334 : 1.041.453.939 Có TK 338 : 51.964.697

Đến cuối quý, kế toán kết chuyển chi phí nhân công vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau:

Nợ TK 154 : 1.093.418.636 Có TK 622 : 1.093.418.636

* Sổ sách kế toán

Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí phân công trực tiếp là các bảng chấm công hàng tháng, bảng thanh toán lương sản phẩm theo khối lượng, đơn giá, thời gian và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, trình độ tay nghề, cấp bậc công việc, kế toán tiến hành tính lương cho từng người cho toàn Công ty bằng cách căn cứ vào hệ số bậc lương.

Cuối quý kế toán tổng hợp lên bảng phân bổ tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… tính vào giá thành sản phẩm theo quy định. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán phụ trách về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm lấy số liệu tại dòng, cột nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp), cột có TK 334, 338 để nghi vào bảng kê số 4 sau đó ghi vào nhật ký chứng từ số 7 theo từng dòng tương ứng ở các cột có TK 334, 338.

Từ nhật ký chứng từ số 7 lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 622 theo dòng cột tương ứng (cột nợ TK 622; có TK 334, 338).

Cuối kỳ, căn cứ vào sổ cái TK 622 để ghi vào sổ cái TK 154 theo dòng cột tương ứng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất Sơn tại Công ty Cổ phần Haco Việt Nam trong diều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (Trang 28 - 30)