Kế toán tổng hợp bán hàng theo các phương thức bán hàng

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam (Trang 26 - 36)

8. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo các phương thức bán

8.2.Kế toán tổng hợp bán hàng theo các phương thức bán hàng

Trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

* Phương thức tiêu thụ trực tiếp: tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị mất quyền sở hữu về số hàng này. Việc hạch toán được tiến hành như sau:

- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156- xuất kho bán thành phẩm, hàng hoá Có TK 154 – xuất trực tiếp không qua kho

- Phản ánh doanh thu bán hàng:

+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112 – doanh thu băng tiền đã thu

Nợ TK 131 – phải thu khách hàng

Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 (1) – Thuế GTGT phải nộp (nếu có) * Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận

Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hoặc toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ, trình tự hạch toán như sau:

- Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi theo trị giá vốn thực tế của hàng xuất.

Nợ TK 157 – hàng gửi bán

Có TK 154 – xuất trực tiếp không qua kho Có TK 155 – xuất kho thành phẩm

- Giá trị lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng Nợ TK 157 – hàng gửi bán

Có TK 154 – hàng xuất trực tiếp không qua kho

- Khi được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ) ghi: + Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận:

Nợ TK 632 – tập hợp giá vốn hàng bán Có TK 157

+ Phản ánh doanh thu bán hàng:

Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 338 (1) – thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trực tiếp và chuyển hàng đựơc khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ hạch toán tiêu thụ thành phẩm (trực tiếp và chuyển hàng chờ chấp nhận)

* Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gửi) - Tại đơn vị giao đại lý:

+ Xuất hàng giao cho bên đại lý Nợ TK 157 – hàng gửi đi bán

Có TK 155 – thành phẩm

Có TK 154 – xuất hàng gửi bán trực tiếp không qua kho

+ Xác định được kết quả kinh doanh của hàng gửi đại lý, ký gửi thực tế đã tiêu thụ, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 157 – hàng gửi bán

Đồng thời ghi: Nợ TK 131, 111, 112 – tổng giá bán

Có TK 511 – doanh thu của số hàng bán được

Có TK 3331 (1) – Thuế GTGT của hàng đã bán được

+ Tiền hoa hồng đại lý tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 641 – chi phí hoa hồng đại lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 111, 112, 131 TK 521, 531, 532 TK 111, 112, 131 TK 511 TK 911 TK 154, 155 TK 632 K/c chiết khấu TM hàng bán bị trả lại, giảm Trị giá vốn thực tế

hàng đã tiêu thụ Doanh thu

bán hàng Kết chuyển trị giá vốn hàng TK 157 Trị giá vốn hàng gửi bán đã tiêu thụ trong Trị giá vốn hàng gửi bán TK 3331 Thuế GTGT đầu ra K/c doanh thu thuần

Sơ đồ hạch toán tại đơn vị giao đại lý giống phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận

- Tại đơn vị nhận bán hàng, đại lý, ký gửi:

Đơn vị nhận đại lý không sở hữu số hàng, mà chỉ quản lý hộ. + Khi nhận bán đại lý, căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi đơn Nợ TK 003: tổng giá thanh toán của lô hàng nhận đại lý + Khi bán được hàng

Nếu khấu trừ ngay tiền hoa hồng đại lý: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511(3): Hoa hồng đại lý được hưởng

Có TK 331: Số tiền còn phải trả cho bên giao đại lý Nếu chưa khấu trừ ngay tiền hoa hồng đại lý:

Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán bán được Có TK 331 – số tiền phải trả cho chủ hàng Khi tính tiền hoa hồng được hưởng

Nợ TK 331

Có TK 511 (3)

Đồng thời ghi đơn: Có TK 003 – tổng giá thanh toán của hàng đã bán Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

Trình tự hạch toán bán hàng đại lý, ký gửi được khái quát bằng sơ đồ: Hạch toán bán hàng tại đơn vị nhận đại lý, ký gửi

TK 911 TK 511 TK 331 TK 111, 112, 131 TK 003 TK 3331

K/c doanh thu thuần về tiêu thụ

Hoa hồng đại lý được hưởng

Tiền hàng thu được phải trả cho chủ hàng Nhận hàng

- Bán đc hàng - Trả lại hàng

Thuế GTGT của hoa hồng được hưởng

* Phương thức bán trả góp, trả chậm

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp thì người mua phải trả trị giá hàng mua trả góp cho doanh nghiệp bao gồm giá mua (theo giá trả ngay) và lãi tính trên khoản trả chậm.

- Xuất kho thành phẩm bán, kế toán xác định giá vốn hàng bán. Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán

Có TK 155

- Phản ánh doanh thu của số hàng bán trả góp

+ Đối với sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.

Nợ TK 111, 112 – số tiền thu lần đầu Nợ TK 131 – số tiền còn phải thu

Có TK 511 – doanh thu bán hàng một lần (chưa thuế) Có TK 3331 (1) – thuế trên giá bán trả tiền một lần Có TK 338 (7) – tổng lợi tức trả chậm, trả góp Hàng kỳ kế toán xác định phần lãi do bán trả góp: Nợ TK 338(7) – doanh thu nhận trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính

+ Đối với sản phẩm hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Nợ TK 111, 112 – số tiền thu lần đầu Nợ TK 131 – số tiền phải thu

Có TK 511- giá bán trả ngay gồm cả thuế Có TK 338 (7) – Tổng lợi tức trả góp trả chậm Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT phải nộp Nợ TK 511

Có TK 3331 (1)

+ Số tiền người mua thanh toán ở các kỳ sau Nợ TK 111, 112

Có TK 131 (chi tiết người mua)

Trình tự hạch toán trên được khái quát lại bằng sơ đồ sau: Hạch toán bán hàng trả góp, trả chậm TK 154, 155 TK 911 TK 111, 112, 131 TK 511 TK 3331 TK 338(7) TK 632 TK 3331 Trị giá vốn hàng bán K/c trị giá của hàng bán

K/c doanh thu thuần Lợi tức trả chậm Thuế GTGT phải nộp Doanh thu bán hàng 1 lần

Số tiền trả lần đầu Tổng tiền còn phải thu

* Phương thức tiêu thụ nội bộ Hạch toán tại kho đơn vị giao hàng - Khi xuất hàng chuyển cho cơ sở nội bộ Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán nội bộ Nợ TK 111, 112, 1367

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331 (1) – Thuế GTGT phải nộp * Hạch toán tại các cơ sở phụ thuộc

- Khi nhận được hàng

Nợ TK 156 (1) – Giá mua nội bộ chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 336, 111, 112 – Tổng giá thanh toán mua bằng nội bộ - Khi tiêu thụ số hàng này, tuỳ theo phương thức tiêu thụ, kế toán tại cơ sở phụ thuộc hạch toán giống như các trường hợp tiêu thụ đã trình bày nói trên (tiêu thụ trực tiếp, chuyển hàng, bán đại lý, bán lẻ…)

Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632

Có TK 156 – Trị giá mua của hàng nội bộ đã bán Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán

Khi doanh nghiệp xuất thành phẩm để thanh toán lương, thưởng và các khoản khác cho công nhân viên, kế toán phải lập hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng giống như các trường hợp xuất bán hàng hoá khác cho khách hàng.

- Phản ánh tổng giá thanh toán của thành phẩm dùng trả lương, thưởng và các khoản khác cho công nhân viên:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331 – Thuế GTGT (nếu có)

Đồng thời phản ánh giá vốn thành phẩm xuất kho, ghi: Nợ TK 632

Có TK 155

Các bút toán còn lại liên quan đến việc xác định và kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng hạch toán tương tự như các trường hợp tiêu thụ khác.

 Sử dụng thành phẩm để biếu tặng

- Trường hợp dùng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ…để sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT hay sử dụng để biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng không thu tiền hoặc chuyển thành tài sản cố định:

+ Phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất dùng Nợ TK 632

Có TK 155 + Phản ánh doanh thu Nợ TK 211, 627, 641, 642 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 512

- Trường hợp dùng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ…để sử dụng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất – kinh doanh không chịu thuế GTGT, hay trả lương thưởng cho người lao động hoặc dùng biếu, tặng bù đắp bằng quỹ phúc lợi, khen thưởng.

Nợ TK 627, 641, 642 – Tổng giá thanh toán

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng của hàng tương đương Có TK 3331 (1) – Thuế GTGT đầu ra phải nộp

 Trường hợp hàng đổi hàng

- Khi xuất sản phẩm, vật tư, hàng hoá, đi trao đổi Nợ TK 632

Có TK 155, 156, 154

- Phản ánh giá thanh toán của hàng trao đổi Nợ TK 131

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 (1) thuế GTGT phải nộp

- Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhận về

Nợ TK 151, 152, 153 – Trị giá hàng nhập kho(chưa thuế) Nợ TK 133 (1) – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 131 – Tổng giá thanh toán của hàng nhập về

 Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá cho khách hàng

- Khi nhận gia công, ghi đơn: Nợ TK 002

- Khi sản phẩm đã gia công xong, chuyển giao hàng cho người đặt hàng, nếu chờ kiểm nhận, kế toán phản ánh chi phí gia công, chế biến:

Nợ TK 157

Có TK 154, 155

- Khi người đặt hàng chấp nhận, ghi giá trị gia công, chế biến của số hàng bàn giao:

Nợ TK 632 – Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK 157

Số thu về gia công:

Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng số thu về gia công Có TK 511 – Doanh thu về gia công

Có TK 3331 (1) – Thuế GTGT phải nộp

Bàn giao số hàng gia công cho người đặt hàng, ghi đơn: Có TK 002

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam (Trang 26 - 36)