Tổ chức bộmáy quản lý

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam (Trang 48 - 51)

I. Khái quát chung về Công ty cổ phần Hương Nam

1.2. Tổ chức bộmáy quản lý

1.2.1. Cơ cấu bộmáy quản lý

Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng; giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng ban, trực tiếp ra quyết định đến cấp dưới. Phó giám đốc, kế toán trưởng các phòng ban trợ giúp Giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Quan hệ giữa các phòng ban có sự phối hợp như sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Hương Nam Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế toán Phòng nhân lực và thị trường

Nhìn vào sơ đồ trên, ta có thể thấy bộ máy quản lý của Công ty là gọn nhẹ song vẫn đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ quản lý được phân định rõ ràng nâng cao hiệu lực quản lý của công ty. Ngoài ra, là một công ty cổ hần có tư cách pháp nhân đầy đủ nên bên cạnh ban giám đốc, công ty còn gồm có: Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.

Xuất phát từ yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi bộ phận phòng ban của công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng được tổ chức theo cơ cấu:

* Hội đồng quản trị: gồm 3 người

Là cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là ba năm.

Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng.

- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai sót trong quản trị, vi phạm điều lệ, pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.

* Ban giám đốc điều hành 3 người. Giám đốc: 1 người

Phó giám đốc: 2 người + Giám đốc:

Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi miễn nếu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả (tối đa không quá 2 năm). Giám đốc có thể là người trong Công ty hoặc thuê ngoài, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và triệt để thưc hiện các nghị quyết của Đại hội đồng. Trường hợp thuê giám đốc thì chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt hội đồng trực tiếp ký hợp đồng lao động với giám đốc.

+ Phó giám đốc:

Là người giúp việc cho giám đốc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc do Hội đồng kinh doanh bỏ nhiệm và bãi miễn.

Do đại hội đồng bầu, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bản tổng kết năm tài chính của công ty khi thấy cần thiết, và trình Đại hội đồng kết quả thẩm tra tài chính của Công ty và ý kiến độc lập của mình.

Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông về sự kiện tài chính bất thường xảy ra, về ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của giám đốc và Hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những vi phạm của mình gây thiệt hại cho Công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w