Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)

- Tài khoản 331 Phải trả người bán.

2.1.1-Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nộ

2.1- Đặc điểm tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực hà nội.

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội Nội

Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam- Bộ công nghiệp, có trụ sở đóng tại 69 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm- Hà Nội.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm lược một số nét cơ bản sau:

Tổ chức tiền thân của Công ty Điện lực TP Hà Nội là Nhà máy đèn Bờ Hồ, do thực dân Pháp xây dựng năm 1892 sau khi xâm chiếm toàn bộ nước ta, với vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu Frăng.

Năm 1954 chính quyền cách mạng tiếp nhận nhà máy từ tay thực dân Pháp.

Năm 1960 Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ ba đã chỉ rõ: “… Để phát triển các nghành kinh tế khác thì cần phải phát triển điện lực trước một bước”.

dựng và đi vào sử dụng và song song với nó các trạm cao thế 110KV được đưa vào vận hành. Lúc này, Nhà máy đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý và phân phối điện khu vực I. Sở được giao quản lý trạm 110KV Đông Anh và phần lớn đường dây 110KV. Tính đến cuối năm 1964 sản lượng điện thương phẩm đã đạt được 251,5 KWh (riêng khu vực Hà Nội là 82,5 triệu KWh) gấp 12 lần sơ với năm 1954.

Đến năm1980 Sở quản lý và phân phối điện I được đổi tên thành Sở Điện lực Hà Nội. Năm 1980 Sở Điện lực Hà Nội được củng cố một bứơc về tổ chức sản xuấtm các trạm 110KV tách khỏi Sở để thành lập Sở truyền tải. Phân xưởng Diezel tách ra thành lập Nhà máy Diezel. Bộ phận đèn đường tách ra trở thành Xí nghiệp đèn công cộng trực thuộc Thành phố quản lý. Nhiệm vụ của Sở Điện lực Hà Nội lúc này là:

- Quản lý vận hành lưới điện 35KV trở xuống. - Kinh doanh phân phối điện.

- Làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện

Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn được nhu cầu sản xuất và kinh doanh của nhân dân Thủ đô. Cuối năm 1984, điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu KWh (khu vực Hà Nội 273,4 triệu KWh) tăng 26,8 lần so với nam 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3.646,58km đường dây cao, hạ thế.

Năm 1989, các tổ máy của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt đưa vào hoạt động, nguồn điện của Thủ đô dần được đảm bảo. Do việc cải tạo lưới điện theo sơ đồ của Liên Xô chỉ mới đề cập đến việc cải tạo l ưới điện trung thế nên lưới phân phối hạ thế còn nhiều nhược điểm : tổn thất cao, sự cố nhiều. Được sự đồng ý của Bộ Năng lượng, Sở Điện lực Hà Nội đã tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế đảm bảo cho việc cấp điện ổn định, giảm tỷ lệ tổn thất.

Từ năm 1991, được sự giúp đỡ của Chính Phủ Thuỵ Điển thông qua tổ chức SIDA, Sở Điện lực Hà Nội đã tiến hành triển khai 5 dự án theo chương trình cải tạo và nâng cấp lưới điện Hà Nội.

Đến tháng 4-1995 Sở Điện lực Hà Nội được đổi tên thành Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Công ty Điện lực TP Hà Nội đã mở rộng ra 9 quận, huyện của thành phố và đã khắc phục mọi khó khăn để cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống các tầng lớp nhân dân trên toàn Thành phố Hà Nội.

Năm 1997 để phục vụ cho công việc đổi mới và quy hoạch đô thị, công ty Điện lực TP Hà Nội thành lập mới thêm 2 Điện lực nội thành là Điện lực Thanh Xuân và Điện lực Tây Hồ. Và đến năm 2007 tiếp tục thành lập thêm hai điện lực mới nữa là Điện lực Hoàng Mai và Điện lực Long Biên để phục vụ tốt điện năng cho sinh hoạt và sản xuất.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)