Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 33 - 37)

- Tài khoản 331 Phải trả người bán.

2.1.3-Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là một công ty hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Điện lực là một ngành sản xuất công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân, tất cả mọi ngành sản xuất đều cần có điện mói hoạt động được. Chính vì vậy, sản xuất điện phải đi trước các ngành kinh tế khác một bước; yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, ổn định, liên tục và an toàn được đặt lên hàng đầu. sản phẩm điện có điểm đặc biệt là nó không mang hình thái hiện vật như

lượng. Quy trình sản xuất vừa mang tính chất của ngành khai thác (thuỷ điện), vừa mang tính chất của ngành công nghiệp chế biến (từ than, dầu). Quy trình sản xuất từ thuỷ điện, nhiệt điện…có khác nhau nhưng đều cho một sản phẩm điện đồng nhất, không nhiều dạng sản phẩm như các ngành khác.

Quy trình công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp Điện lực hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các khâu: Phát điện, truyền tải và phân phối điện, đây là một quá trình khép kín có tác động qua lại trực tiếp với nhau. Thời gian sản xuất ra điện, truyền tải điện (quá trình vận chuyển sản phẩm ) và tiêu dùng điện cùng xảy ra đồng thời. Ngành điện không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm và sản phẩm dở dang cũng như không có trường hợp hàng đã bán bị trả lại (đối với sản phẩm điện) như các ngành sản xuất khác. Vì vậy, việc tiêu dùng điện có ảnh hưởng chặt chẽ đến sản xuất điện. Hơn nữa việc tiêu dùng điện cũng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật và tự trang bị, đầu tư của ngành điện, người sử dụng điện không làm chủ được sản phẩm mà mình đã mua và phụ thuộc vào sự điều hành sản xuất, truyền tải và phân phối điện của người bán.

Việc sản xuất điện được giao cho các nhà máy điện đảm nhận. Sản phẩm của các nhà máy điện là sản lượng điện đã sản xuất ra trừ đi lượng điện dùng để sản xuất điện, sản lượng điện này gọi là điện thanh cái.

Điện thanh cái =

Tổng sản lượng điện do nhà máy điện sản xuất ra

-

sản lượng điện dùng để sản xuất

điện ở nhà máy điện Điện do các nhà máy sản xuất ra, muốn đưa đến người sử dụng điện phải qua hệ thống truyền tải, phân phối điện. Chức năng này được giao cho các công ty truyền tải điện và công ty Điện lực đảm nhận trên địa dư từng thành phố, tỉnh thành. Hệ thống truyền tải điện gồm: cột, đường dây cao thế (từ 66KV đến 220KV và 500KV), hệ thống điện trung thế (từ 6KV đến 35KV), các trạm biến thế điện và mạng lưới điện hạ thế. Hệ thống truyền tải điện đi càng xa,

càng mở rộng thì càng hao hụt nhiều ở đường dây và trạm biến áp. Sản lượng điện của hệ thống truyền tải phân phối là lượng điện thương phẩm tức là sản lượng điện truyền dẫn đến người sử dụng điện. Điện thương phẩm bằng điện thanh cái của các nhà máy phát điện đưa lên máy truyền tải trừ đi sản lượng điện hao hụt mất mát trên hệ thống truyền tải và phân phối (tổn thất điện).

Điện thương phẩm = Điện thanh cái - tổn thất điện

Quy trình sản xuất- truyền tải- phân phối điện:

Phát điện Nhà máy SX điện

Truyền tải điện

qua đường dây và các trạm biến thế Phân phối điện các trạm biến áp Tiêu thụ điện

Các DN, nhà máy và các hộ

Ở các doanh nghiệp điện lực, bên cạnh mục tiêu là hiệu quả kinh doanh, thì mục tiêu phục vụ chính trị và phục vụ xã hội cũng được đặt lên hàng đầu. Thậm chí có những lúc mục tiêu phục vụ chính trị và phục vụ xã hội phải được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả kinh doanh.

Ví dụ: trong những ngày lễ, tết công ty phải huy động tối đa công suất các máy giám sát vận hành điện tự động, các máy phát điện tự động dự phòng... bảo đảm không để mất điện trong những ngày này để phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng cho nhân dân.

Bên cạnh đó, yếu tố an toàn và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng cả về phía người sản xuất, người vận hành và người sử dụng cũng được các doanh nghiệp Điện lực đặc biệt chú ý.

Phần trên là các đặc điểm chung trong sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp Điện lực nằm trong cơ cấu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Sau đây là đặc điểm riêng trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội.

Công ty Điện lực Hà Nội có 14 điện lực thành viên (gồm 9 Điện lực nội thành và 5 Điện lực ngoại thành) đóng trên địa dư của 14 quận, huyện trong nội thành và ngoại thành của Thành phố. Các Điện lực thành viên được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư kinh doanh, được phân quyền quản lý hoạt động kinh doanh điện tại quận, huyện mình. Các Điện lực thành viên hạch

toán phụ thuộc và phải thực hiện chế độ quản lý và hạch toán tài chính theo đúng quy chế phân cấp của Công ty.

Quy trình kinh doanh mua bán điện của Công ty Điện lực HN có thể khái quát như sau:

Tổng công ty sẽ dựa vào số điện mua đầu nguồn của Công ty ĐLHN để xác định doanh thu của công ty TTĐ1, còn Công ty ĐLHN sẽ dựa vào số điện mua đầu nguồn này để xác định chi phí mua điện của Tổng công ty(sau đó sẽ tập hợp vào giá thành điện thương phẩm). Đối với ngành điện, điện sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không thể có trường hợp điện do Công ty TTĐ1 truyền về trạm đầu nguồn thành phố HN là 3 triệu KWh trong 1 ngày đêm nhưng công ty ĐLHN chỉ mua 2 triệu KWh được do đó, điện truyền tải về bao nhiêu, công ty TTĐ1 được tính doanh thu và Công ty ĐLHN được xác định chi phí bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm điện truyền vào trạm đường dây đầu nguồn thành phố HN để tính doanh thu của công ty TTĐ1 và tính chi phí mua điện của công ty ĐLHN chỉ mang tính lý thuyết vì trên thực tế thời điểm này diễn ra rất nhanh và xảy ra liên tục (do dòng điện truyền liên tục, không thể tính doanh thu và chi phí theo từng giây một), kế toán chỉ có thể xác định một cách tương đối 1 lần đối với doanh thu và chi phí mua điện theo tháng, quí , năm nhằm tạo thuận lợi cho công tác kế toán. Đây cũng chính là một đặc thù của Công ty ĐLHN bởi tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối tiêu dùng điện là một dây chuyền khép kín toàn ngành.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 33 - 37)