Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kê toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long (Trang 33 - 37)

xây dựng.

1.Đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.

Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa trên cơ sở đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp cụ thể phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất. - Qui trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm - Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm.

- Các yêu cầu quản lý yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiêp.

- Khả năng và trình độ quản lý , hạch toán.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng do có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất và sản phẩm nên đối tượng tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

2. Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là cách thức, phương pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành công trình, hạng mục công trình, hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành trên cơ sở chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp của kế toán theo các khoản mục của chi phí đã quy định.

Đồng thời với việc xác định đối tượng tính giá thành kế toán phải xác định được kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho cho các đối tượng tính giá thành.

2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp.

Áp dụng phương pháp này thì giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao.

Công thức tính:

Z = C

Trong đó:

Z: là tổng giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng

Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao thì:

Z = DĐK + C – DCK Trong đó:

Z: là giá thành thực tế của khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao DĐK: là chi phí thực tế của khối lượng xây dựng cơ bản dở dang đầu kỳ C: là chi phí phát sinh trong kỳ

DCK: là chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ.

Nếu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả công trình nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình có thiết kế, dự toán riêng thì trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp.

Giá thành thực tế của hạng mục công trình i

=

Chi phí dự toán của hạng mục công trình i

x H

Trong đó: H: hệ số phân bổ giá thành thực tế 100 Gdt C H * ∑∑ = Trong đó:

∑C: Tổng chi phí thực tế của cả công trường.

∑Gdt: Tổng giá trị dự toán của tất cả các hạng mục công trình

2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện nhận thầu, xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành khối lượng công việc xây lắp quy định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành. Trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Bảng tính giá thành Khoản mục CF XL DD Đ.kỳ CFXL phát sinh trong kỳ CFXL DD C.kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí SX chung Tổng cộng

Ưu điểm của phương pháp:

+ Phương pháp tính tương đối đơn giản Nhược điểm:

+ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng tập hợp các chi phí sản xuất theo toàn bộ đơn đặt hàng, do đó chi phí có thể biết được là toàn bộ giá thành cuả đơn đặt hàng là cao hay thấp hơn giá thành kế hoạch. Như vậy khó phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành từng loại.

2.3 Phương pháp tổng cộng chi phí

Áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.

Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.

Công thức tính:

Z = DĐk + (C1 +C2 +…+ Cn) – DCK Trong đó:

Z: là giá thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình. C1, C2, …, Cn: là chi phí xây dựng các giai đoạn

DĐK, DCK: là chi phí thực tế dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

2.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức.

Phương pháp này được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán chi phí được duyệt, những thay đổi định mức và thoát ly định mức đã được kế toán phản ánh. Việc tính giá thành sản phẩm được tính theo trình tự sau:

- Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí sản xuất đẻ tính giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình.

- Xác định khoản chênh lệch chi phí sản xuất thoát ly định mức.

- Khi có thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức.

Trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm theo công thức:

Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình =

Giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình +(-)

+(-)

Chênh lệch do thoát ly định mức

Phương pháp này có tác dụng kiểm tra thưòng xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chính xác các khoản chi phí vượt định mức để có biện pháp kịp thời phát huy khả năng tiềm tàng, phấn đấu tiết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kê toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w