Các công cụ mô hình hoá:

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tại công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast (Trang 42 - 45)

Các công cụ mô hình hoá giúp cho các phân tích viên và thậm chí cả những người yêu cầu có được cái nhìn trực quan về hệ thống hiện tại, hình dung ra được HTTT trong tương lai của tổ chức. Một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô hình hoá và xây dựng tài liệu cho hệ thống:

a. Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD):

Sơ đồ chức năng kinh doanh của HTTT chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống cần phải làm gì. BFD là việc phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống. Mỗi chức năng có thể gồm nhiều chức năng con và thể hiện trong một khung sơ đồ. Mỗi sơ đồ đều có mục tiêu là:

- Nhằm xác định mục tiêu hệ thống cần phân tích.

- Là cách tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để sử dụng cho các mô hình sau này.

- Làm sáng tỏ công việc và trách nhiệm của từng bộ phận trong hệ thống, qua đó có thể lọc bỏ các tiến trình trùng lắp, dư thừa.

Một chức năng trong mô hình sẽ bao gồm các chức năng con. Mỗi chức năng có tên duy nhất, đơn giản nhưng thể hiện bao quát các chức năng con của nó, phản ánh được thực tế nghiệp vụ và như thế giúp cho việc xây dựng các mô hình dữ liệu được tường minh. A B C D E G F H A B C D E F G

b. Sơ đồ luồng thông tin (IFD)

Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả HTTT theo cách thức hoạt động. Tức là mô tả sự di chuyển dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:

Xử lý:

c. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)

Sơ đồ luồng dữ liệu cũng dùng để mô tả HTTT như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần HTTT làm gì và để làm gì.

Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu:

Các mức của DFD:

- Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram): Thể hiện rất khái quát nội dung chính của HTTT. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhập. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0.

- Phân rã sơ đồ: Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1...

Quy ước đối với một sơ đồ DFD

- Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu

- Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khách nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất

- Xử lý luôn phải được đánh mã số

- Vẽ lại các kho dữ liệu để tạo các luồng dữ liệu không cắt nhau

- Tên cho xử lý phải là một động từ

- Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý

Đối với việc phân rã DFD

- Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy không phân rã tiếp

Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin Tên tiến trình xử lý Dòng dữ liệu Nguồn hoặc đích Kho dữ liệu Tiến trình xử lý Tên dòng dữ liệu Tệp dữ liệu

- Cố gắng chỉ tối đa 7 xử lý trên một trang DFD

- Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã

- Luồng vào của một DFD mức cao phải là luông vào của một DFD con mức thấp nào đó.Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó. Đây còn được gọi là nguyên tắc cân đối của DFD

- Xử lý không phân rã thêm thì được gọi là xử lý nguyên thuỷ. Mỗi xử lý nguyên thuỷ phải có một phích xử lý logic trong từ điển hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tại công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w