Khókhăn trong định giá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá ở Việt Nam (Trang 38 - 42)

3.3.3.1 Hạn chế của những cơ chế và phương pháp định giá hiện hành

Hiện nay tại Việt Nam, hai phương pháp định giá phổ biến nhất được Bộ Tài chính chấp thuận là phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu dòng tiền; doanh nghiệp nếu muốn sử dụng phương pháp khác thì cần phải giải trình rõ ràng. Tuy nhiên:

 Đối với phương pháp định giá theo tài sản: khó khăn phát sinh trong quá trình xác định giá tài sản của doanh nghiệp, tốn nhiều chi phí, thời gian, và thậm chí không phải luôn có thị trường cho một số tài sản để có thể định giá cho sát với thực tế.

 Việc đơn giản hoá quá mức việc định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu DCF đã làm mất đi tính ưu việt của phưong pháp này.

 Việc sử dụng những phương pháp khác chưa có hướng dẫn cụ thể, cách áp dụng chưa đồng nhất dẫn đến kết quả định giá của những đối tượng khác nhau sẽ có chênh lệch lớn.

41

3.3.3.2 Khó khăn bắt nguồn từ “nguyên tắc truyền thống” của nền kinh tế đang phát triển:

Tài sản vô hình:

Mặc dù Bộ Tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của các DNNN (dựa trên giá trị tài sản trên sổ sách và tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp), các công thức này khó áp dụng trên thực tế. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các DNNN lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn. Nhiều quan điểm cho rằng phương pháp định giá tốt nhất trong những trường hợp này là đấu giá công khai. Song một số DNNN lo ngại rằng đấu giá công khai sẽ chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chứ không giúp họ đạt được mục tiêu chính khi cổ phần hoá là đem lại những định chế đầu tư chiến lược để đóng góp kinh nghiệm quản lý và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì thế, còn rất nhiều tranh luận xung quanh việc tìm ra giải pháp định giá tài sản vô hình phù hợp, đặc biệt là đối với các DNNN lớn.

Định giá phần vốn góp của DNNN trong các công ty liên doanh:

Nhiều DNNN có vốn góp tham gia liên doanh đang gặp khó khăn trong việc xác định giá trị phần vốn góp này khi cổ phần hoá. Trong nhiều trường hợp, DNNN góp vốn bằng quyền sử dụng đất, và một số DNNN giờ đây thừa nhận rằng quyền sử dụng đất đó có thể đã được định giá quá cao khi thành lập liên doanh.

Một vấn đề khác là phần lớn các công ty liên doanh đều phát sinh lỗ trong những năm đầu hoạt động, do vậy nếu tính giá trị phần vốn góp tại thời điểm DNNN cổ phần hoá thì phần vốn góp đó thường bị thấp hơn so với số liệu ban đầu khi thành lập liên doanh. Trong những trường hợp này, cơ quan tài chính không chấp nhận xác định giá trị phần vốn góp liên doanh theo sổ sách tại thời điểm cổ phần hoá nhưng cũng chưa tìm ra được một giải pháp định giá nào hợp lý. Hiện nay có rất nhiều DNNN có vốn góp liên doanh với nước ngoài chưa thể cổ phần hoá vì lý do này.

Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường phục vụ cho hoạt động định giá chưa được thiết lập.

Trong bản cáo bạch IPO của các doanh nghiệp không có phần công bố cách thức, phương pháp được sử dụng để xác định giá khởi điểm khi tổ chức đấu giá doanh nghiệp. Do đó mức giá khởi điểm cho các đợt IPO chưa thật sự thuyết phục đối với các nhà đầu tư. Mức giá đấu thành công trung bình và mức giá mở cửa của ngày giao dịch đầu tiên thường khác biệt nhau rất nhiều, diễn biến giá cổ phiếu sau đó cũng có rất nhiều thay đổi so với giá đấu, điều đó chứng tỏ công tác định giá IPO chưa thật sự phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp.

42

Công ty – Phương pháp tính giá niêm yết Mã giao dịch Ngày đấu giá Ngày giao dịch đầu tiên Thời gian từ lúc đấu giá đến ngày giao dịch đầu tiên (ngày) Giá đấu trung bình Giá mở cửa ngày giao dịch đầu tiên % thay đổi của giá 1 Vinamilk

Chiết khấu dòng tiền; so sánh; dựa trên giá trúng cao nhất theo kết quả đấu giá bán cổ phần, giá thị trường trung bình, giá khởi điểm của đợt bán đấu giá cổ phần Nhà nước

VNM 17/02/05 19/01/06 336 313,100 53,000 -83%

2

Nhà máy thiết bị bưu điện

Dựa trên giá trị sổ sách, có nhân với hệ số điều chỉnh của ngành; theo chỉ số P/E

POT 08/03/05 20/12/06 652 163,717 70,000 -57%

3 DMC

Dựa trên giá trị sổ sách DMC 04/07/05 25/12/06 539 10,135 130,000 1183%

4 Kinh Đô

Chiết khấu dòng tiền KDC 12/08/05 12/12/05 122 43,350 59,000 36%

5 Saigon Maritime

Dựa trên giá trị sổ sách SHC 11/10/05 15/08/06 308 11,674 30,000 157%

6 Sông Đà 9

Dựa trên giá trị sổ sách SD9 19/10/05 20/12/06 427 10,217 45,000 340%

7 Nhựa Bình Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiết khấu dòng tiền BMP 21/10/05 11/07/06 263 181,433 67,000 -63%

8 Thủy điện Thác Bà

Dựa trên giá trị sổ sách TBC 12/12/05 29/08/06 259 10,972 35,000 219%

9 Xi măng Bút Sơn

Dựa trên giá trị sổ sách BTS 11/01/06 05/12/06 328 11,001 29,500 168%

10 Xi măng Bỉm Sơn

43

44

Không phải tất cả các thông tin về doanh nghiệp đều được công bố hay có thể dễ dàng

thu thập được đầy đủ số liệu, thông tin về doanh nghiệp đó trên thị trường.

Thị trường non trẻ, mới hoạt động trong vài năm do đó cơ sở dữ liệu phục vụ cho công

tác hồi quy, ước đoán và phân tích còn nhiều hạn chế khi mẫu đánh giá quá nhỏ.

Và cũng chính vì yếu tố non trẻ nên đa số nhà đầu tư trên thị trường chưa nhiều kinh

nghiệm cũng như kiến thức vững chắc về cách thức vận hành của công ty, của thị trường tài chính do đó khó đưa ra những nhận định xác đáng, từ đó tạo ra tâm lý “theo số đông”,

tạo điều kiện cho nhiều tổ chức thao túng giá, “làm giá” trong các đợt đấu giá IPO. Việc

chênh lệch lớn giữa giá đấu thành công và giá mở cửa trong ngày giao dịch đầu tiên của

một số công ty đã gây ra nhiều thắc mắc, liệu có hay không việc điều chỉnh cách lựa chọn

và ứng dụng phương pháp định giá để tạo nên mức giá có lợi cho một nhóm bộ phận nào

đó.

Các tài sản bất động sản thường được giao dịch trên thị trường bằng vàng trong khi các

tài sản là dây chuyền, máy móc thiết bị nhập khẩu thường giao dịch trên thị trường bằng

ngoại tệ. Trong khi tỉ giá và giá vàng biến động liên tục, làm cho công tác định giá thiếu

sự thống nhất trong việc chọn giá vàng và tỷ giá quy đổi do chưa có quy định cụ thể về

vấn đề này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá ở Việt Nam (Trang 38 - 42)