Hình 2.18 Quy trình tối ưu

Một phần của tài liệu Các phương pháp thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến WCDMA (Trang 59 - 62)

Phần lớn các vấn đề thường hay gặp ảnh hưởng đến chất lượng vùng phủ như: các cell lân cận, tần số chưa hợp lí, lỗi chuyển giao, quy hoạch chưa hợp lí…. Qua đó công việc tối ưu phần lớn đưa ra giải pháp:

- Tối ưu vùng phủ sóng - Tối ưu trạm liền kề - Tối ưu chuyển giao - Tối ưu tần số - Tối ưu tham số

1.14.1 Tối ưu vùng phủ sóng

Nội dung của phần này là phân tích vùng phủ 3G từ kết quả đo để kiểm tra chất lượng vùng phủ cung cấp tại một khu vực cụ thể.

Theo chuẩn của 3GPP, một pixcel được gọi là bao phủ nếu tỉ số SNR của CPICH, (Ec/I0)CPICH cao hơn một ngưỡng đã biết (một pixcel được định nghĩa là độ phân giải của kịch bản, có giá trị điển hình từ 10 tới 100 m). Ngưỡng này được gọi là (Ec/I0)CPICH,tresh

Trong đó, là công suất mã tín hiệu thu của CPICH đo được bởi máy di động và RSSI (Received Signal Strength Indicator) là công suất thu băng rộng trong băng

dB đối với mạng không tải và từ -10 tới -15 dB với mạng có tải. Ngưỡng này phụ thuộc vào Eb/N0 yêu cầu của dịch vụ, tải cell cho phép và điều kiện môi trường.

1.14.1.1 Mối quan hệ giữa vùng phủ và dung lượng

Trong 3G WCDMA UMTS thì vùng phủ và dung lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi lưu lượng tải tăng lên thì bán kính cell thu nhỏ lại, và đương nhiên là vùng phủ mạng thu nhỏ lại.

Khi đo kiểm vùng phủ có tải đang hoạt động bằng drive test thì khó thu được kết quả đầy đủ. Do đó, chúng ta không hy vọng xác định được dung lượng của cell sau một lần drive test.

Một phương pháp đơn giản hóa được đề xuất và thực hiện, về cơ bản mức độ bao phủ Ec định nghĩa cho lưu lượng tải trên mạng, đơn giản chỉ bao gồm một mức cố định đại diện cho mức co giảm của một cell khi có tải. Mức độ giảm 4 dB (60% tải đường lên) cho các vùng đô thị đông đúc, thành phố/ngoại ô và trong nhà. Còn trong môi trường xe hơi, tàu hỏa, nông thôn là 3 dB (50% tải UL).

Trong khi đối với các mạng không tải thì vùng phủ xác định tại vị trí với mức tín hiệu nhỏ hơn vài dB so với mục tiêu trên, tuy nhiên vùng phủ này không biến mất khi mạng bắt đầu có tải.

1.14.1.2 Ghi chú lại các vùng phủ có thể sử dụng

Trong WCDMA thì chất lượng dịch vụ xác định bởi cả hai yếu tố là EcEc/I0. Một khu vực có vùng phủ phù hợp về mức cường độ tín hiệu nhận được có thể gặp phải vấn đề gây nhiễu nghiêm trọng, làm mạng không tối ưu và làm giảm chất lượng dịch vụ. trong trường hợp này, vùng phủ không sử dụng được. ngưỡng giá trị tín hiệu Ec/I0 được đặt ở -10 dB theo điều kiện quy định về điểm hoa tiêu và các yêu cầu để đạt được và duy trì mức tín hiệu vô tuyến 384 kbps. Ngưỡng Ec được đặt ở mức -100 dBm vì đây là ngưỡng gây nhiễu điển hình của một UE.

Bảng 2.2 : Đánh giá chất lượng vùng phủ

Ec/I0 < -10 dB Ec/I0 >= -10 dB Ec < -100 dBm Không thể sử dụng – chất lượng và vùng phủ kém Chỉ có thể sử dụng trong mạng không tải -100 dBm <= Ec < Drive_Survey_Level for Service & Environment

Không thể sử dụng – điểm hoa tiêu xấu

Chỉ có thể sử dụng trong mạng không tải hoặc tải tối thiểu

Ec >= Drive_Survey_Level for Service & Environment

Không thể sử dụng – điểm hoa tiêu xấu

Có thể sử dụng

1.14.1.3 Phương pháp thực hiện tối ưu vùng phủ

− Tối ưu hóa độ nghiêng anten (downtilt), điều này rất hữu ích để tạo ra vùng phủ mạnh hơn hoặc là loại bỏ nhiễu trong vùng.

− Tối ưu hóa góc phương vị của anten (izumith angle) để dịch chuyển phạm vi vùng phủ một site

− Thay đổi độ cao anten tăng lên hoặc hạ xuống tùy theo mục đích. − Thay đổi độ rộng tia (beamwidth) của anten.

− Cuối cùng là thêm site mới nếu thấy cần thiết.

Dưới hình 2.19 là một ví dụ về nhiễu do ảnh hưởng của Radar đặt trên đỉnh ngọn đồi với vùng phủ lớn. Một khu công nghiệp đặt ngay dưới chân đồi. Tuy nhiên trong khu công nghiệp cũng được phủ bởi các vùng phủ nhỏ của các Node B ngay dưới chân đồi. Do đó việc chuyển vùng ( serving ) là không rõ ràng dẫn đến nhiễu cho các thuê bao trong khu công nghiệp.

Hình 2.19 Nhiễu Radar

Một phần của tài liệu Các phương pháp thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến WCDMA (Trang 59 - 62)