Hình 2.9 Kiến trúc logic điều khiển công suất vòng ngoài đường lên

Một phần của tài liệu Các phương pháp thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến WCDMA (Trang 40 - 43)

PC vòng ngoài đường xuống được thực hiện tại UE, giá trị SIR đích cho PC vòng trong đường xuống được điều chỉnh bởi UE bằng cách sử dụng một thuật toán riêng đảm bảo chất lượng đo (BLER) giống như chất lượng đích do RNC thiết lập. Nếu CPCH được sử dụng, đích chất lượng do RNC thông báo là DCCH BER, trái lại BLER đích được cung cấp cho UE. Ngoài ra khi sử dụng BLER kênh truyền tải làm BLER đích trong thông tin, DL PC vòng ngoài đảm bảo rằng yêu cầu chất lượng được duy trì cho từng TrCH với

BLER đích được gán. Mặt khác, nếu BER của DCCH đường xuống được phát ở dạng chất lượng đích, vòng điều khiển trong UE sẽ đảm bảo chất lượng cho từng CPCH với BER

đích của DPCCH được gán.

Giá trị chất lượng PC đích đường xuống trong UE được điều khiển bởi AC trong RNC. AC quyết định giá trị của BLER đích cho từng DCH được đặt trên TrCh kết hợp mã (CCTrCH). BER đích đường xuống cho từng kênh truyền tải sau đó được UE nhận trên các bản tin RRC.

1.9 Điều khiển chuyển giao

Trong hệ thống thông tin di động, các UE có thể truy nhập dịch vụ khi đang di chuyển hay nói cách khác mạng di động cung cấp tính tự do cho thuê bao di động. Tuy nhiên chính khả năng di động này tạo ra sự không chắc chắn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ. Khi các UE di động gây ra những biến động về cả chất lượng đường dẫn và mức độ nhiễu, điều này khiến UE phải thay đổi trạm gốc điều khiển.Nếu dịch vụ đang sử dụng đó là dịch vụ thoại thì đó chính là quá trình chuyển giao.

Chuyển giao là một phần thiết yếu để đảm bảo tính liên tục của dịch vụ thoại trong hệ thống thông tin di động.

1.9.1 Mục đích của điều khiển chuyển giao

Các mục tiêu chính của chuyển giao có thể được tóm tắt như sau:

− Đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ không dây khi các thuê bao di động di chuyển qua ranh giới của cell.

− Giữ QoS đảm bảo yêu cầu.

− Giảm tối đa mức nhiễu của toàn hệ thống,

− Đảm bảo chuyển vùng giữa các mạng khác nhau.

Các yếu tố có thể được sử dụng để khởi xướng quá trình chuyển giao đó là: chất lượng đường dẫn (hướng lên hoặc hướng xuống), sự thay đổi dịch vụ, thay đổi tốc độ hoặc vì các lý do lưu lượng.

1.9.2 Phân loại các phương thức chuyển giao

Hệ thống WCDMA hỗ trợ đa kỹ thuật chuyển giao (HO), cụ thể HO được phân loại theo các cách sau:

Intra-system HO: là quá trình HO xảy ra trong nội bộ hệ thống WCDMA bao

gồm:

− Intra-frequency HO: xảy ra giữa các cell có cùng sóng mang WCDMA.

− Inter-frequency HO: xảy ra giữa các cell hoạt động trên các sóng mang WCDMA khác nhau.

Inter-system HO: là quá trình handover diễn ra giữa các cell áp dụng công nghệ

truy nhập vô tuyến khác nhau hoặc giữa các chế độ truy nhập vô tuyến khác nhau, ví dụ:

− Radio Access Technologies (RATs) HO: Quá trình HO giữa công nghệ WCDMA và GSM/EDGE.

− Radio Access Modes (RAMs): Quá trình HO giữa 2 chế độ truyền song công phân chia theo theo tần số (FDD) và phân chia theo thời gian (TDD).

Ngoài ra, quá trình chuyển giao có thể được phân loại như sau:

Chuyển giao cứng (HHO): HHO được áp dụng trong trường hợp suy giảm chất

kết nối vô tuyến cũ với UE sẽ được giải phóng trước khi các kết nối vô tuyến mới được thiết lập. Như vậy có sự gián đoạn nhỏ trong khi đang thực hiện cuộc gọi hoặc khi đang truyền 1 phiên dữ liệu. HO cứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

− Khi UE thực hiện quá trình HO tới sóng mang UTRAN khác, hoặc tới chế độ truyền song công khác (FDD-TDD).

− Hoặc khi quá trình Soft-Handover không cho phép thực hiện.

Hình 2.10 Quá trình chuyển giao cứng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các phương pháp thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến WCDMA (Trang 40 - 43)