Hình 2.11 Quá trình chuyển giao mềm

Một phần của tài liệu Các phương pháp thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến WCDMA (Trang 44 - 47)

Chuyển giao mềm là đặc điểm chung của hệ thống WCDMA, trong đó các cell lân cận hoạt động cùng tần số. Khi ở chế độ tích cực, UE liên tục đo các cell phục vụ và lân cận. UE so sánh kết quả đo với ngưỡng chuyển giao mềm được RNC cung cấp và gửi báo cáo đo tới NRC. Thuật toán quyết định chuyển giao mềm nằm ở RNC. Dựa vào báo cáo đo từ UE, RNC yêu cầu UE thêm hoặc loại bỏ các cell từ thiết lập hoạt động.

Trong hệ thống WCDMA, chủ yếu là chuyển giao cùng tần số. Các loại chuyển giao cùng tần số có thể diễn ra cùng lúc như chuyển giao mềm (intra-RNC hoặc inter- RNC) hay chuyển giao mềm hơn. Mục tiêu chính của chuyển giao mềm/mềm hơn là:

− Tối ưu điều khiển công suất vòng kín nhanh, vì UE luôn kết nối với cell mạnh nhất.

− Chuyển giao liên tục mà không bị ngắt kết nối của RAB.

− Cho phép mức thu hiệu quả để đảm bảo thông tin bằng cách kết hợp các tín hiệu thu ở mức ký hiệu từ nhiều cell (phân tập vĩ mô) khi UE di chuyển tới biên giới cell mà không thu được mức thu hiệu quả từ một cell đơn.

− Ngoài ra, độ lợi phân tập vĩ mô thu được bằng cách kết hợp tín hiệu thu ở Node B (chuyển giao mềm hơn) hoặc ở RNC (chuyển giao mềm) cải thiện chất lượng tín hiệu đường lên và do đó giảm công suất phát yêu cầu của UE.

1.9.2.2 Chuyển giao cứng Intra-system – intra-frequency

Chuyển giao cứng cùng tần số cần thiết khi các cell tham gia vào chuyển giao được điều khiển bởi các RNC khác nhau khi chuyển giao mềm inter-RNC không thực hiện được. chuyển giao cứng inter-frequency tạm thời ngắt kết nối của RT RAB nhưng không mất với vật mang NRT. RNC quyết định chuyển giao dựa trên kết quả đo intra- frequency được UE gửi định kỳ và các tham số liên quan. Thuật toán đơn giản của chuyển giao cứng là dựa trên giá trị Ec/I0 của P-CPICH trung bình của cell phục vụ và cell lân cận và dự trữ chuyển giao được sử dụng là một ngưỡng để ngăn chặn lặp lại chuyển giao cứng giữa các cell. Trước khi có thể chuyển giao cứng intra-frequency, kết quả đo của cell lân cận phải thỏa mãn:

AveEcIoDownlink + EcIoMargin (n) < Ave EcIoNcell (n)

Trong đó AveEcIoDownlink là Ec/I0 P-CPICH trung bình của cell phục vụ tốt nhất;

Ave EcIoNcell (n) là Ec/I0 P-CPICH trung bình của cell lân cận n; EcIoMargin (n) là dự trữ mà Ec/I0 của cell lân cận n phải vượt qua Ec/I0 của cell phục vụ tốt nhất.

1.9.2.3 Chuyển giao intra-system – Inter-frequency

Chuyển giao inter-frequency là chuyển giao cứng giữa các sóng mang WCDMA khác nhau để đảm bảo tuyến chuyển giao cứng từ cell này tới cell khác khi các sóng mang khác nhau được ấn định cho các cell này. Chuyển giao inter-frequency cũng cho phép chuyển giao giữa các lớp khác nhau của mạng tế bào đa lớp, ví dụ như macro-cell và micro-cell khi các lớp cell này sử dụng các tần số khác nhau. Mạng vô tuyến có thể hỗ trợ các loại chuyến giao inter-frequency sau:

• Chuyển giao cứng cùng BS (để điều khiển tải giữa các sóng mang); • Chuyển giao cứng trong cùng RNC;

• Chuyển giao cứng giữa các RNC

1.9.2.4 Chuyển giao inter-system (IS-HO)

Như tên gọi, IS-HO là chuyển giao giữa UTRA FDD và một hệ thống lân cận sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến khác, hoặc trong WCDMA nếu hệ thống đó sử dụng chế độ truy nhập khác như TDD. IS-HO được yêu cầu để bổ sung cùng phủ của WCDMA và một hệ thống lân cận khi vùng phủ của WCDMA bị giới hạn. Khi vùng phủ của WCDMA và vùng phủ hệ thống lân cận chồng lấn thì IS-HO sử dụng để điều khiển tải giữa các hệ thống. Ví dụ, kết nối thoại có thể chuyển giao tới hệ thống 2G và kết nối dữ liệu được xử lý trong hệ thống WCDMA. IS-HO là một chuyển giao cứng, nên nó tạm thời ngắt kết nối của RT RAB. Thuật toán quyết định IS-HO nằm ở RNC, nhưng UE cũng phải hỗ trợ IS-HO. Khi UE nằm ở nơi cần và có thể IS-HO, RNC yêu cầu UE đo đạc giữa các hệ thống và báo cáo định kỳ cho RNC. RNC nhận ra khả năng IS-HO dựa trên cấu hình mạng vô tuyến ( định nghĩa cell lân cận và các tham số liên quan). Trong trường hợp hệ thống 2G là GSM, thuật toán quyết định IS-HO từ GSM sang WCDMA nằm ở BSC của GSM. Từ cách nhìn của RNC, một IS-HO từ GSM sang WCDMA không khác gì chuyển giao cứng inter-RNC. Tương ứng, một IS-HO từ WCDMA sang GSM không khác gì chuyển giao inter-BSC từ quan điểm của GSM BSS.

1.9.2.5 Các nguyên nhân gây chuyển giao thất bại

Chuyển giao được thực hiện gồm cả chuyển giao bên trong và bên ngoài. Ta có thể nhìn nhận một số nguyên nhân gây HO thất bại như sau: Quy hoạch cell không tốt, thiết lập các thông số chuyển giao không tốt, liên kết với cell liền kề không hợp lý điều đó sẽ dẫn đến thất bại trong chuyển giao và số lần MS quay trở lại kênh cũ là lớn. Các nguyên nhân trong chuyển giao chủ yếu là liên quan đến cường độ tín hiệu, chất lượng tín hiệu và giá trị vượt định thời TA được liệt kê trong thuật toán định vị, xác định vị trí cell để chuyển giao. Thông qua báo hiệu và các chỉ số thông báo trên OMC ta sẽ có được các số liệu thống kê của mạng trực tiếp đang hoạt động để tìm hiểu nguyên nhân để tác động, điều chỉnh tránh được thất bại trong HO

Hình 2.12 HO bị lỗi do khoảng cách hai Node B quá xa

Một phần của tài liệu Các phương pháp thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến WCDMA (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w