Đánh giá ngoài trường tiểu học

Một phần của tài liệu Chuyên đề 8 (Trang 29 - 33)

3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học

3.3.Đánh giá ngoài trường tiểu học

Đánh giá ngoài là một bước của quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đánh giá ngoài là bước quan trọng tiếp theo sau tự đánh giá trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đánh giá ngoài để tạo cơ sở cho việc ra quyết định công nhận kết quả kiểm định và là bằng chứng về mức độ đạt được các chuẩn mực chất lượng và uy tín của nhà trường. Đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài nhằm xác định mức độ trường tiểu học đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

30

i) Thẩm định tính xác thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá mà nhà trường đã thực hiện theo các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

ii) Khảo sát và đánh giá trực tiếp tại nhà trường về các thông tin mà báo cáo tự đánh giá đưa ra.

iii) Khuyến nghị với nhà trường về các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới và tư vấn cho Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận hay không công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng. Như đã nói ở trên, mục đích tư vấn, hỗ trợ nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động đánh giá ngoài.

Hoạt động đánh giá ngoài trường tiểu học được thực hiện sau khi nhà trường hoàn thành tự đánh giá và hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của trường được sở giáo dục và đào tạo chấp nhận. Sở giáo dục và đào tạo sẽ thành lập và cử đoàn đánh giá ngoài (với 5 hoặc 7 thành viên) đến trường. Trưởng đoàn là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường tiểu học; thư ký và các thành viên của đoàn là cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học có kinh nghiệm triển khai đánh giá chất lượng giáo dục. Các thành viên đoàn đánh giá ngoài phải là những người có tư cách đạo đức tốt, trung thực và khách quan; trước đây và hiện nay không làm việc tại trường tiểu học được đánh giá ngoài; có ít nhất 5 năm công tác trong ngành giáo dục; đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn về đánh giá ngoài.

Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá và xác định mức độ trường tiểu học đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Hoạt động đánh giá ngoài trường tiểu học được thực hiện theo quy trình gồm sáu bước: nghiên cứu hồ sơ đánh giá; khảo sát sơ bộ tại trường tiểu học; khảo sát chính thức tại trường tiểu học; dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; lấy ý kiến phản hồi của trường tiểu học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

3.3.1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá

Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, các thành viên sẽ được nhận một bộ hồ sơ đánh giá. Kể từ khi nhận được hồ sơ đánh giá, thành viên của đoàn đánh giá ngoài phải nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan để viết một bản báo cáo sơ bộ. Nội dung của bản báo cáo sơ bộ gồm: nhận xét chung về mức độ đạt yêu cầu theo quy định của báo cáo tự đánh giá (hình thức trình bày, văn phong, chính tả, cảm nhận của người đọc...); nhận xét về cấu trúc và nội dung báo cáo tự đánh giá; phát hiện những tiêu chí chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ; đề xuất với đoàn những vấn đề cần thảo luận thêm.

31

Khi nghiên cứu hồ sơ đánh giá, thành viên đoàn đánh giá ngoài cần tập trung phân tích bản báo cáo tự đánh giá của nhà trường. Một bản báo cáo tự đánh giá được xem là đạt yêu cầu khi được trình bày đúng cấu trúc; mô tả và đánh giá sát với nội hàm của các chỉ số và tiêu chí (tức là phải bao quát được đầy đủ yêu cầu mà các chỉ số đặt ra, không lạc sang vấn đề khác, không chỉ nêu thành tích và mặt tốt); phải đảm bảo tính nhất quán (không mâu thuẫn giữa các phần trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí); các minh chứng sử dụng trong báo cáo phải đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục; phần điểm mạnh và điểm yếu được xác định đúng và trúng; kế hoạch cải tiến chất lượng phải sát hợp và khả thi; nhà trường tự đánh giá đạt (hay không đạt) là thoả đáng; hạn chế lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

Cần đọc báo cáo tự đánh giá theo nguyên tắc: đọc nhiều lần, mỗi lần với một mục đích. Có thể đọc bản báo cáo ít nhất là bốn lần. Lần thứ nhất, đọc lướt nhanh để nhận xét về cấu trúc báo cáo tự đánh giá. Lần thứ hai, đọc kỹ phần mở đầu và kết luận để nắm được bức tranh tổng thể về nhà trường, về hình thức trình bày, văn phong, chính tả,... Lần thứ ba, đọc nhanh lần lượt từng tiêu chuẩn để nhận xét về cách viết các tiêu chuẩn, đặc biệt cách bình luận và lý giải. Lần thứ tư, đọc kỹ phần đánh giá các tiêu chí để nhận xét về việc mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng; phát hiện những chỉ số và tiêu chí đánh giá chưa đúng nội hàm, những điểm chưa rõ, chưa thể đánh giá được; nhận xét về việc sử dụng minh chứng, xác định những minh chứng cần kiểm tra, cần bổ sung; phát hiện những điểm chưa rõ, cần phải kiểm tra, xác minh thêm khi đến trường khảo sát chính thức.

Sau khi các thành viên hoàn thành báo cáo sơ bộ, đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung trong 1 đến 2 ngày để thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn; trao đổi, thảo luận về báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn; phân công nghiên cứu sâu một số tiêu chí cho mỗi thành viên; viết bản nhận xét về kết quả nghiên cứu các tiêu chí được phân công; viết phiếu đánh giá tiêu chí; xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của đoàn.

Trong những công việc nói trên, việc nghiên cứu sâu các tiêu chí của mỗi thành viên đoàn đánh giá ngoài là rất quan trọng. Mỗi thành viên cần nghiên cứu thật kỹ những tiêu chí được phân công đánh giá để đưa ra nhận xét về việc xác định điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục của trường; chỉ ra những điểm chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng; nêu những yêu cầu mà nhà trường cần chuẩn bị cho chuyến khảo sát chính thức. Những nội dung đó là cơ sở để đoàn xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ và thực hiện khảo sát sơ bộ.

Nghiên cứu hồ sơ đánh giá là bước đầu tiên nhưng có vai trò quyết định sự thành công của các hoạt động tiếp theo trong quy trình đánh giá ngoài. Vì vậy các thành viên phải chủ động, sáng tạo và tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các thành viên khác trong đoàn.

32

Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành nghiên cứu hồ sơ đánh giá, trưởng đoàn và thư ký làm việc với trường trong thời gian 1 ngày để trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá và thông báo kế hoạch khảo sát chính thức của đoàn, đồng thời hướng dẫn trường chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức và thống nhất thời gian đoàn dự kiến đến trường để khảo sát.

Những nội dung làm việc trong chuyến khảo sát sơ bộ được ghi thành biên bản ghi nhớ. Đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc. Nếu đoàn không yêu cầu, hoặc yêu cầu đó không được ghi trong biên bản ghi nhớ thì nhà trường có quyền không thực hiện và nếu điều đó ảnh hướng đến kết quả đánh giá ngoài thì trách nhiệm thuộc về đoàn đánh giá ngoài.

3.3.3. Khảo sát chính thức tại trường tiểu học

Sau ít nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc chuyến khảo sát sơ bộ, đoàn đánh giá ngoài đến khảo sát chính thức tại trường. Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát trong thời gian tối đa 2 ngày và thực hiện các công việc:

i) Trao đổi với lãnh đạo trường và hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của trường;

ii) Xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; iii) Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do trường cung cấp; iv) Quan sát các hoạt động chính khoá và ngoại khoá;

v) Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; vi) Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức của đoàn.

Để thực hiện khảo sát chính thức hiệu quả, các thành viên đoàn đánh giá ngoài cần lưu ý những điểm sau:

i) Cần làm tốt công tác chuẩn bị. Nên thảo luận kỹ với đồng nghiệp về những điểm chưa rõ, những vấn đề chưa rõ trong báo cáo tự đánh giá trước khi đến trường khảo sát. Xác định cụ thể đối tượng phỏng vấn, nội dung phỏng vấn, những hoạt động, những đối tượng cần quan sát, những minh chứng cần kiểm tra, cần xác minh, vv...

ii) Cần linh hoạt trong quá trình làm việc để bảo đảm thời gian và hiệu quả. iii) Cần xác định mình là một đồng nghiệp tin cậy. Phải phân biệt rõ vị trí, vai trò, chức trách của đoàn đánh giá ngoài và đoàn thanh tra. Đánh giá ngoài không phải và không giống với thanh tra nhà trường.

iv) Nghiêm túc, khách quan trong đánh giá nhưng không nên cứng nhắc và máy móc. Cần tạo sự đồng thuận ngay cả khi phủ định kết quả tự đánh giá của nhà trường (đồng thuận trong nội bộ đoàn đánh giá ngoài và đồng thuận giữa đoàn đánh giá ngoài với trường được đánh giá ngoài).

33

Để viết báo cáo đánh giá ngoài, cần dựa vào các tư liệu sau: i) Báo cáo kết quả khảo sát tại trường;

ii) Phiếu đánh giá các tiêu chí;

iii) Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá;

iv) Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt khảo sát sơ bộ;

v) Báo cáo sơ bộ và bản nhận xét của từng thành viên về các tiêu chí; vi) Báo cáo tự đánh giá của trường.

Theo quy định, từng thành viên của đoàn phải hoàn thành báo cáo theo những tiêu chí được phân công và gửi cho trưởng đoàn trong thời gian không quá 3 ngày sau khi kết thúc chuyến khảo sát chính thức. Tuy nhiên, các thành viên nên hoàn thành công việc này ngay sau khi kết thúc đánh giá ngoài. Khi viết báo cáo đánh giá ngoài cần lưu ý những điểm sau:

i) Bắt đầu dự thảo phần báo cáo của mình ngay sau khi được phân công đảm nhiệm các tiêu chí cụ thể và bổ sung, chỉnh sửa trong suốt chuyến khảo sát chính thức tại trường.

ii) Bám sát nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí để đánh giá việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường có đúng và trúng hay không, nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào. Đánh giá việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường có khả thi không, nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào. Đánh giá kết quả tự đánh giá của nhà trường có thoả đáng hay không, nếu không thì nêu rõ ý kiến của đoàn về vấn đề này là thế nào.

iii) Báo cáo phải là những nhận định, đánh giá của đoàn đánh giá ngoài. Không chép lại nguyên văn báo cáo tự đánh giá của nhà trường, không nhân danh cá nhân mà nhân danh đoàn đánh giá ngoài khi nêu các nhận định, đánh giá.

iv) Các nhận định, đánh giá phải trung thực, khách quan có căn cứ xác đáng. Các nhận xét bình luận phải mang tính xây dựng.

vi) Cân nhắc xem có vấn đề gì của nhà trường cần đề cập đến một cách khéo léo, tế nhị hay không.

vii) Cân nhắc xem báo cáo có dễ hiểu đối với những người ở ngoài trường hay không (có nhiều đối tượng khác nhau đọc báo cáo đánh giá ngoài).

Một phần của tài liệu Chuyên đề 8 (Trang 29 - 33)