3. Vai trò của kế toán trong quản lý kinh doanh và những căn cứ nhiệm vụ cơ bản của tổ
4.5. Lựa chọn hình thức kế toán
Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ , kết cấu các loại sổ mẫu và mối quan hệ giữa các loại sổ để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu, nhằm cung cấp các chỉ tiêu cho việc lập các báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định.
Chế độ sổ kế toán ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định rõ việc mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán. Việc vận dụng hình thức kế toán nào là tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý đối với nền sản xuất xã hội ngày càng cao, yêu cầu cung cấp thông tin ngày càng nhanh làm cho hình thức kế toán cũng ngày được phát triển, hoàn thiện. Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái. - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ. - Hình thức nhật ký chung.
Mỗi hình thức kế toán đều có hệ thống sổ sách kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp để phản ánh, ghi chép, xử lý và hệ thống hóa số liệu, thông tin cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán:
1. Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. 2. Ghi sổ kế toán chi tiết.
3. Ghi sổ kế toán tổng hợp. 4. Kiểm tra đối chiếu số liệu. 5. Tổng hợp số liệu.
6. Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích hợp. Do vậy, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp và trình độ của nhân viên kế toán mà áp dụng hình thức kế toán thích hợp, nhằm phát huy tốt nhất vai trò chức năng kế toán trong công tác quản lý.