3. Vai trò của kế toán trong quản lý kinh doanh và những căn cứ nhiệm vụ cơ bản của tổ
4.7. Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán là bộ phận cấu thành trong hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. Nhà nước có quy định thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian lập và gửi đối với báo cáo kế toán định kỳ (bắt buộc), đó là báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản, tình hình tăng giảm nguồn vốn, kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp và một số tình hình khác cần thiết cho các đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin kế toán với những mục đích khác nhau để ra được các quyết định phù hợp.
Hệ thống báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp theo QĐ 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B09-DN
Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu 03B-DN) không bắt buộc đối với doanh nghiệp. Ngoài các báo cáo tài chính nêu trên doanh nghiệp còn phải lập các báo cáo kế toán khác liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các báo cáo kế toán quản trị nhằm phục vụ thiết thực cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
Trước yêu cầu của công tác quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, công việc của nhân viên kế toán doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, ghi chép, tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán vào sổ kế toán và trình bày thông tin trên các báo cáo kế toán mà còn đòi hỏi phải biết phân tích, diễn giải các báo cáo kế toán. Thông qua việc phân tích, diễn giải các báo cáo kế toán để có những kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hữu hiệu, các quyết định thích hợp cho việc điều hành, quản lý và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài.