Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Tư vấn Tân Cơ.doc (Trang 80 - 82)

nhầm lẫn, hạch toán thiếu.

3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty hoá nhập khẩu tại Công ty

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu hoá nhập khẩu

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như ở nước ta hiện nay, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Để quản lý tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao, cấp lãnh đạo phải nắm được các thông tin về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời. Một bộ phận lớn các thông tin đó được lấy từ công tác kế toán.

Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đang ngày càng trở nên phức tạp, mang tính cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu bởi thị trường bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước, thường xuyên biến động.

Cho đến thời điểm này, công cuộc đổi mới kế toán coi như đã làm xong bước mở đầu, xây dựng và vận hành một hệ thống chế độ kế toán mới về cơ bản là phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của một

nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán này vẫn đang còn nhiều tồn tại, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chưa ban hành đầy đủ. Hơn thế nữa, đổi mới là một quá trình vận dụng và hoàn thiện, do đó đã có bước mở đầu tất yếu phải có bước tiếp theo, thậm chí nhiều bước tiếp theo.

Với mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, hoà nhập thị trường quốc tế, đưa nước ta vào hàng các nước có nền ngoại thương tương đối phát triển đòi hỏi phải có bước đổi mới và hoàn thiện tiếp theo về cơ chế quản lý nhập khẩu. Mặt khác, không phải lúc nào các điều kiện và môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu cũng thuận lợi, cũng tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Với sự chuyển biến mở cửa nền kinh tế, Mỹ bỏ cấm đối với Việt Nam và lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam gia nhập ASEAN, đang trong quá trình tiến vào gia nhập WTO... tuy là mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển nhưng đồng thời cũng làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt, tệ nạn gian lận thương mại ngày càng nhiều và tinh vi, chính sách thuế vẫn là một vấn để còn nhiều tồn tại, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, chồng chéo, tỷ giá hối đoái không ổn định, hoạt động tài chính ngân hàng nhiều lúc chưa thực sự hiệu quả... Vượt qua tất cả các khó khăn trên để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có bộ máy quản lý năng động, đặc biệt bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả, đầy kinh nghiệm và ngày càng được hoàn thiện hơn mà trước hết là nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán, hoàn thiện phương pháp kế toán nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ thông tin cho quản lý. Kế toán luôn được xem là công cụ quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp. Bản chất kế toán được chỉ rõ là sự quan sát, đánh giá các hoạt động kinh tế trên cơ sở ghi chép, lượng hoá và phản ánh các hoạt động đó trên sổ sách và báo cáo. Chính vì vậy, khi nền kinh tế với tư cách là đối tượng quản lý thay đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của

Nhà nước mà những công cụ đang sử dụng với kiểu dáng cũ không còn phù hợp nữa nên tất yếu phải tiến hành đổi mới.

Từ những yêu cầu đổi mới nền kinh tế nói chung, đổi mới công cụ kế toán nói riêng, đòi hỏi công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu cũng phải ngày càng hoàn thiện hơn, thích nghi hơn với những biến động mới, phản ánh ngày càng chính xác và trung thực, đúng với chế độ của Bộ Tài chính ban hành, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Tư vấn Tân Cơ.doc (Trang 80 - 82)