Yêu cầu hỗ trợ khả năng phát triển hài hòa từ hạ tầng viễn

Một phần của tài liệu Dịch vụ NGN và giải pháp Surpass của Siemens (Trang 27 - 29)

thông hiện nay lên NGN

Những khó khăn thách thức mới mà các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý viễn thông hiện nay phải đối mặt đó là nhu cầu và đòi hỏi xây dựng một lớp truyền tải trên mạng kết nối đường trục làm sao cho nó vừa có tính chất mở đồng thời lại hỗ trợ được nhiều dịch vụ khác nhau theo yêu cầu của khách hàng.Cơ sở hạ tầng mới này sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mạnh mẽ của các dịch vụ IP và sẽ tham gia vào một hành trình chuyển đổi có chủ ý hết sức thận trọng từ các dịch vụ trên cơ sở TDM lên các dịch vụ cơ sở gói.Trên thực tế, các luồng thông tin số liệu đãc vượt xa và chiếm ưu thế hơn so với lưu lượng thoại, tuy nhiên hiện nay trong thời kì quá độ, doanh thu chủ yếu của ngành viễn thông vẫn nằm ở khu vực kinh doanh thoại. Điều này buộc chúng ta phải nghiên cứu cấu trúc NGN đáp ứng kết hợp hài hòa giữa lưu lượng thoại và lưu lượng số liệu

Dựa vào cấu trúc phân lớp của mạng NGN, các nhà hoạch định chiến lược viễn thông cao cấp có thể hoạch định một chiến lược chuyển đổi hợp lý vì mục tiêu:

- Giữ được hệ thống các khách hàng truyền thống, giám sát sự phát triển và biến động của nhu cầu thị trường, đối đầu với các đối thủ cạnh tranh

- Thâm nhập thị trường mới bằng hệ thống dịch vụ phong phú với vốn đầu tư, chi phí vận hành tối thiểu.

- Hỗ trợ quá trình chuyển đổi nhanh gọn từ mạng chuyển mạch kênh lên mạng đa dịch vụ mà vẫn đảm bảo những thiết bị hiện có tiếp tục được khai thác vận hành theo năng lực đã được thiết kế.

Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Các vấn đề liên quan trong mạng NGN

Một giải pháp phát triển mạng mà các nhà hoạch định chiến lược lựa chọn không những phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề công nghệ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu khác như: khả năng cân đối tài chính, những rủi ro gặp phải khi triển khai mạng, những hạn chế về tài nguyên, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng các dịch vụ mới và phát triển các dịch vụ cũ. Tóm lại để thực hiện được sự chuyển đổi một cách hài hòa từ mạng hiện tại thành NGN yêu cầu :

• Xây dựng một mạng tích hợp để truyền dẫn các dịch vụ số liệu. Các dịch vụ số liệu hiện nay chủ yếu truyền dẫn trên các phương tiện như IP, ATM, FR hoặc LL để có thể truyền các dịch vụ số liệu trên các công nghệ khác nhau trên một cơ sở hạ tầng mạng duy nhất cần các giải pháp công nghệ mạng tích hợp các dịch vụ.

• Hợp nhất và liên kết tất cả các mạng hiện có. Chiến lược chuyển đổi mạng cần phải đáp ứng tiến trình hợp nhất các mạng khác nhau thành một mạng duy nhất đó là mạng gói đa dịch vụ hợp nhất (Unified MultiService Packet Network). Chính cấu trúc mạng tập trung này sẽ tối thiểu hóa chi phí vận hành mạng và tạo ra khả năng cung cấp các dịch vụ mới trên toàn mạng trong thời gian ngắn.

• Tránh mọi hoạt động gây nhiễu loạn hoặc xáo trộn trong cơ sở dịch vụ hiện đang cung cấp. Trong suốt quá trình chuyển đổi mạng, song song vói việc mở rộng năng lực mạng phải dần đưa các dịch vụ chất lượng cao có sự giám sát chặt chẽ, chú ý tránh không gây xáo trộn các chức năng hiện có để tiếp tục thu hút sự quan tâm của khách hàng truyền thống.

• Lắp đặt các nút truy cập đa dịch vụ để đơn giản hóa hệ thống truy nhập của mạng mới.

• Tận dụng tối đa các thiết bị sẵn có để đảm bảo nguồn vốn đầu tư

• Xây dựng hệ thống quản lý trên cơ sở mạng quản lý viễn thông TMN, là một hệ thống quản lý mở mang lại khả năng linh động trong việc vận hành quản lý và bảo dưỡng mạng

Đồ án tốt nghiệp Chương 2: Các vấn đề liên quan trong mạng NGN

• Tách tải lưu lượng Internet khỏi PSTN và xây dựng hệ thống điều khiển kết hợp tập trung

• Hòa nhập các hệ thống hỗ trợ điều khiển OSS để đạt được khả năng linh hoạt tối đa đồng thời sử dụng các máy chủ cung cấp dịch vụ đa phương tiện

• Hòa nhập tất cả các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Dịch vụ NGN và giải pháp Surpass của Siemens (Trang 27 - 29)