4 Tài sản dài hạn 2 86.912.468 5 TSNH khác 2 21.573 6 Nợ ngắn hạn 3 14.195.524 7 Nợ dài hạn 1 487.228
8 Ước lượng mức độ trọng yếu 114.313.652
Dựa vào mức trọng yếu đã xác định được của khoản mục nợ ngắn hạn và hệ số phân bổ, KTV đã xác định mức trọng yếu đối với khoản phải trả người bán là :9.716.660đ.Dựa vào số liệu đó KTV thấy khoản phải trả người bán sau khi đã kiểm toán mà có sai sót lớn hơn hoặc nhỏ hơn 9,176.660đ thì được coi là trọng yếu và yêu cầu công ty khách hàng phải đưa ra điều chỉnh hợp lý.
Xác định tương tự như ở công ty A, kết quả ước lượng mức trọng yếu ban đầu tại công ty B là 1.826.451đ.Như vậy tại công ty B nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.826.451đ cũng bị coi là trọng yếu và cần điều chỉnh kịp thời.
2.2.6.Đánh giá rủi ro kiểm toán.
Để đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng. Có 6 rủi ro tiềm tàng bao gồm các sai sót tiềm tàng liên quan đến các giao dịch (tính đầy đủ, tính hợp lệ, tính ghi chép, tính đúng kỳ) và các sai sót tiềm tàng liên quan đến việc lập các BCTC (đánh giá, trình bày).
Qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh, tìm hiểu hệ thống KSNB và thực hiện phân tich sơ bộ tại cả hai công ty A và B, KTV đã nhận định các sai sót tiềm tàng đều có thể xảy ra đối với các mục tiêu kiểm toán đặc thù đã được xác định cho chu trình này. Các rủi ro chi tiết đã được xác định liên quan đến tài khoản này cần được chỉ ra thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết được tóm
Ngoài ra khi KTV lập kế hoạch dựa trên các hoạt động kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro được xác định cụ thể và thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản, chúng ta cần phải chắc chắn rằng các thủ tục kiểm soát đó đã được kiểm tra và kết luận trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết. Soát xét các thông tin được tổng hợp dưới đây và đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán chỉ ra được các rủi ro.
Bảng 12 : ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN Rủi ro chi tiết Sai sót tiềm tàng Soát xét Thủ tục kiểm toán các khoản trọng yếu Xem xét việc sử dụng ý kiến chuyên gia Kết luận
2.2.7. Thiết kế chương trình kiểm toán đối với chu trình mua hàng – thanh toán. toán.
Tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) chương trình kiểm toán được thiết kế sẵn cho từng khoản mục như : đánh giá HTKT và KSNB, Tiền, HTK, Các khoản phải thu; Các khoản phải trả; Doanh thu; Giá vốn hàng bán; Nguồn vốn kinh doanh; Chi phí sản xuất; Chi phí hoạt động…tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng mà các KTV áp dụng linh hoạt chương trình kiểm toán một cách phù hợp nhất khi thực hiện công việc kiểm toán tại công ty khách hàng.
Kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán là các dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện. Kế hoạch kiểm toán nói chung bao gồm :thiết kế các thủ tục kiểm soát, thiết kế các thủ tục phân tích và thiết kế các
thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với việc mua hàng và thanh toán liên quan đến kiểm toán chu trình hàng tồn kho và kiểm toán vốn ằng tiền vì vậy việc thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết chỉ bao gồm nội dung nợ phải trả nhà cung cấp.
Bảng 13 :CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA TỔNG THỂ
Các tài khoản, khoản mục Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán
Tiền Chọn mẫu Phân tích
Các khoản phải thu Chọn mẫu Phân tích
Hàng tồn kho Chọn mẫu Đối chiếu công nợ
Tài sản ngắn hạn khác Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết
Các khoản phải trả Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết
Thuế Chọn mẫu Kiểm tra chi tiết
Nguồn vốn, quỹ Chọn mẫu Kiểm tra chi tíêt
Sau khi tiến hành các bước công việc trên thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soạn thảo chương trình kiểm tra chi tiết.Và thực tế tại công ty đã có chương trình mẫu. Chương trình kiểm toán mẫu có thể được sử dụng để hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tài khoản này, KTV tiến hành điều chỉnh kế hoạch kiểm toán theo những thông tin mới thu thập được. Theo đó các thủ tục kiểm tra chi tiết của chương trình kiểm toán mẫu đối với phần hành này sẽ được bổ sung những thủ tục mới cần thiết (do KTV tự thiết kế) hoặc bỏ lại những thủ tục không cần thiết.
Sau đây sẽ là chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp :
Khách hàng Người lập Ngày : Năm tài chính Người soát xét Ngày : Chương trình kiểm toán tài khoản phải trả người bán
Lưu ý: Tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ các nội dung sau :
1.Mục tiêu công việc đã thực hiện.
2.Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm toán.
3.Kết quả công việc kiểm toán. 4.Kết luận.
Mục tiêu :Xem xét các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác và tính trình bày, cụ thể là : xác định rằng tất cả các khoản phải trả đã được ghi chép đầy đủ, thể hiện đầy đủ tính pháp lý, thuộc về công ty, các khoản phải trả được phản ánh theo chính sách kế toán của công ty trên cơ sở nhất quán và những chính sách này tuân thủ các chuẩn mực kế toán.
- Giá trị hàng hoá, tài sản, chi phí mua hàng thấp hơn thực tế.
+ Tính đầy đủ: hàng hoá, tài sản đã nhận được hoặc đã phát sinh chi phí nhưng chưa ghi vào khoản phải trả.
+ Ghi chép: giá trị hàng mua, chi phí ghi sổ thấp hơn thực tế.
+ Tính đúng kì:hàng hoá hoặc tài sản đã nhận được hoặc đã phát sinh trong kì này nhưng ghi nợ trong kì sau.
- Hàng bán trả lại nhà cung cấp cao hơn thực tế
+ Tính hiện hữu: ghi giảm khoản phải trả, hàng chưa trả lại. + Ghi chép: ghi giảm khoản phải trả cao hơn thực tế.
+ Tính đúng kì:hàng trả lại kỳ sau ghi giảm khoản phải trả trong kỳ này. - Giá trị thanh toán nợ cao hơn thực tế
+ Tính hiện hữu: ghi sổ thanh toán nhưng chưa trả tiền. + Ghi chép: ghi sổ thanh toán cao hơn thực tế.
+ Tính đúng kỳ: trả tiền thanh toán kỳ sau ghi sổ thanh toán kỳ này. - Số dư khoản phải trả người bán
+ Phản ánh giá trị: số dư khoản phải trả người bán không được phản ánh đúng.
+ Trình bày số dư phải trả người bán không hợp lý.
Bảng 14: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN
STT T
Thủ tục kiểm toán Ngườ i thực
hiện
Tham chiếu