Phân loại anten

Một phần của tài liệu Xử lý anten mảng theo không gian-thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 38 - 40)

Các kỹ thuật anten thông minh có thể được phân thành ba loại chính [37]: Tạo búp sóng, phân tập, chia séc-tơ. Tùy theo phương thức thực hiện mà các kỹ thuật tạo búp sóng và phân tập có thể tiếp tục được phân loại cụ thể hơn nữa nhưHình 1.4.

Một anten mảng thích nghi bao gồm một nhóm các phần tử phát xạđược phân bố theo không gian, mỗi phần tử tương ứng với bản sao có độ tương quan cao của tín hiệu có ích. Đầu ra của mỗi phần tử được đặt trọng số thích nghi và kết hợp với các đầu ra khác để tách ra tín hiệu hữu ích bằng cách xếp chồng các tín hiệu thu được.

Hình 1.4. Phân loại anten thông minh

Anten thông minh Tạo búp sóng Phân tập Chia séc-tơ Thích nghi Chuyển búp Phát

Các yếu tố như môi trường tán xạ, phân bố người dùng, môi trường pha- đinh.v.v. đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ tiêu của hệ thống di động không gian-thời gian. Một hệ thống thông tin di động được thiết kế tốt phải sử dụng phần truyền dẫn chung sao cho: tổng lưu lượng thông tin phát trung bình càng lớn càng tốt; xác suất lỗi trung bình ở phía người dùng càng nhỏ càng tốt; và trễ trung bình càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên không phải mọi tiêu chí này đều có thểđược thoả mãn đồng thời; một thiết kế tốt đòi hỏi phải cân đối được các tiêu chí này. Ví dụ, kỹ thuật tạo búp sóng có thểđược dùng để giảm xác suất lỗi của hệ thống bằng cách giảm nhiễu CDMA. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp thông minh các tín hiệu thu được từ nhiều phần tử anten ở trạm gốc hoặc máy di động.

Trong một hệ thống thông tin di động dùng anten mảng, thành phần tín hiệu pha-đinh nhanh tạo ra biên độ và pha ngẫu nhiên cho tín hiệu thu được trên mỗi phần tử anten, làm nhiễu loạn véc-tơ quay của mảng. Trong trường hợp pha-đinh Rayleigh hoặc Nakagami, pha có thể là giá trị bất kỳ trong khoảng (0, 2π], và không thể xác định được hướng tới của sóng nếu chỉ giám sát tín hiệu trong một thời gian ngắn.

Tương tự, khái niệm giản đồ phương hướng của mảng dựa trên giả thiết sóng phẳng tới các phần tử của mảng có biên độ không đổi. Do đó, trong môi trường pha-đinh, việc thực hiện các bộ tạo búp để tạo và triệt (null) búp tương ứng về phía nguồn tín hiệu mong muốn và nhiễu có thể là không hiệu quả. Khi pha-đinh nhanh có tương quan mạnh giữa các phần tử, nó có thểđược coi như một nhân vô hướng với vec-tơ quay, tác động đều lên các phần tử. Do đó có thể thực hiện việc khôi phục lại véc-tơ quay này. Tuy nhiên, sẽ không có được tăng ích phân tập thu do kỹ thuật này dựa trên pha-đinh không tương quan. Chính vì thế phát sinh mâu thuẫn giữa việc tránh làm nhiễu búp sóng và mong muốn có được phân tập thu.

Từ những phân tích ở trên, ta thấy rằng có thể loại bỏ bớt được ảnh hưởng của kênh với thiết kế máy thu tốt hơn. Tuy nhiên, do yêu cầu hạn chế độ phức tạp ở máy đầu cuối và do đặc tính của đường xuống, giải pháp được sử dụng để cải thiện đường xuống sẽ là dùng nhiều anten phát ở trạm gốc, nhờ đó không làm tăng độ phức tạp của máy đầu cuối.

Một phần của tài liệu Xử lý anten mảng theo không gian-thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 38 - 40)