Kênh vật lý đường xuống

Một phần của tài liệu Xử lý anten mảng theo không gian-thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 113 - 115)

4.1.3.1. Tri phđiu chếđường xung

Khoá chuyển pha tứ phân (QPSK) được áp dụng cho điều chế dữ liệu đường xuống. Từng cặp hai bít được biến đổi nối tiếp-sang-song song tương ứng tới các nhánh I và Q. Dữ liệu trong các nhánh I và Q được trải tới tốc độ chíp bằng cùng một mã hoá kênh. Mã hoá kênh này cũng sử dụng hệ số trải phổ biến thiên trực giao như ở phần đường lên. Tín hiệu trải phổ này sau đó

được trộn bởi một mã trộn cụ thể của ô. Người dùng ở đường xuống có một kênh DPDCH và một kênh DPCCH. Các kênh DPDCH bổ sung được điều chế QPSK và được trải phổ với những mã hoá kênh khác.

Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa việc trải phổ và điều chế ở đường xuống so với đường lên. Điều chế dữ liệu là QPSK ở đường xuống trong khi đó ở đường lên là BPSK. Tốc độ dữ liệu trên các kênh I và Q ở đường xuống là bằng nhau, còn ở đường lên là khác nhau. Mã trải chỉ trong một ô cụ thểở đường xuống, trong khi mã trải chỉ cụ thể một máy di động ở đường lên.

Giống nhưđường lên, các bộ lọc Cosine nâng căn quân phương với hệ số uốn 0,22 được sử dụng để tạo dạng xung. Tín hiệu dạng xung này sau đó được chuyển đổi lên.

4.1.3.2. Cu trúc khung đường xung

Cấu trúc khung của kênh vật lý dành riêng (DPCH) đường xuống được trình bày trong Hình 4.2. Giống như đường lên, mỗi khung 10ms được chia thành 15 khe. Mỗi khe có độ dài 2560 chíp, tương ứng với một khoảng thời gian điều khiển công suất. Một siêu khung ứng với 720 ms, tức là một siêu khung gồm 72 khung.

Tham số k ứng với hệ số trải phổ của kênh vật lý là SF = 512/2k. Như vậy có thể sử dụng thêm hệ số trải 512 ở đường xuống. Các bít điều khiển khác nhau có ý nghĩa giống nhưở đường lên.

Hình 4.2. Cấu trúc khung của kênh DPCH đường xuống

Một phần của tài liệu Xử lý anten mảng theo không gian-thời gian trong thông tin vô tuyến di động (Trang 113 - 115)