3.4.1 Sự ra đời của hệ thống thông tin di động GSM là một bước nhẩy vọt của lĩnh vực thông tin, mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích khó có thể phủ nhận. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự đổi mới công nghệ, thông tin di động cũng ngày càng đổi mới theo chiều hướng phát triển. Trong tiến trình của sự phát triển không ngừng đó, xu thế triển khai phát triển mạng 3G là một xu thế tất yếu, đang dần được triển khai nhiều nước trên thế giới. Với nhiều hệ thông tin di động thế hệ 2 hiện dang tồn tại, việc triển khai và hội tụ tới một công nghệ duy nhất 3G là cực kỳ khó khăn. Người ta đã đưa ra các lộ trình khác nhau cho các công nghệ 2G hiện đang tồn tại. Đối với GSM, đây là công nghệ phổ biến trên toàn cầu nên các nhà sản xuất các tổ chức tiêu chuẩn thế giới cũng đặc biệt chú trọng tròn việc nâng cấp lên 3G.
Đứng trước tình hình thị trường cũng như hạ tầng cơ sở mạng thông tin di động ở Việt Nam chưa thật sự lớn mạnh, việc phát triển hệ thống thông tin di động ở Việt Nam đã tạo ra bước đột phá trong nghành công nghiệp viễn thông. Trong giai đoạn này, chất lượng dịch vụ thoại truyền thống vẫn là mối quan tâm hang đầu của khách hàng. Bên cạnh đó, sự đa dạng về dịch vụ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ số liệu mà trước hết là sự bùng nổ của Internet trong nhưng năm gần đây đã đòi hỏi các nhà khai thác mạng thông tin di động Việt Nam, trong đó có nhà khai thác mạng MobiFone phải có những mục tiêu
chiến lược, phù hợp với hoàn cảnh riêng của nước mình để phát triển lên hệ thống thông tin di động thế hệ ba.
Thứ nhất, mạng MobiFone được xây dựng trên cơ sở GSM. Ngoài giải phổ 900, giải phổ 1800 thật sự cần thiết để tăng dung lượng. Bên cạnh đó, việc thiết kế và quy hoạch mạng nhằm nâng cao chất lượng mạng, việc thường xuyên nâng cấp và mở rộng mạng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và sự phát triển công nghệ trên thế giới luôn dóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Thứ hai, thiết bị trên mạng MobiFone chủ yếu do ba nhà cung cấp là Alcatel, Eicsson và Huawei. Đây là những nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị viễn thông, trong đó phải đặc biệt kể đến thiết bị mạng thông tin di động. Trong tiến trình phát triển không ngừng về mặt công nghệ thông tin di động trên thế giới, Alcatel, Eicsson và Huawei đã có sự nghiên cứu, phân tích và cũng đã chọn cho mình một xu hướng phát triển : GSM – GPRS/EDGE – WCDMA.
Từ những lý luận trên, lôn trình phát triển của mạng MobiFone từ GSM tiến lên thế hệ thứ ba WCDMA là hợp lý:
Dựa trên nền tảng sẵn có về thị trường và cơ sở tương đối mạnh của GSM, mạng GSM hoàn toàn hội tụ đủ điều khiện để tiến hóa lên các hệ thống thông tin di động 2,5G (GPRS/EDGE) và 3G (WCDMA) mà vẫn khai thác tài nguyên sẵn có của mạng lưới, tận dụng tối đa hiệu quả của thiết bị đầu tư.
Về máy đầu cuối, sử dụng các máy đầu cuối hai chế độ WCDMA/GSM với GSM để tận dụng vùng phủ song và với WCDMA để sử dụng các tính năng dịch vụ mới MobiFone sẽ có thể khai thác các dịch vụ băng rộng trên GSM một cách trong suốt. Nói chung sẽ có rất nhiều máy đầu cuối ra đời là sự kết hợp của các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau nhằm mục đích như một cầu nối giữa công nghệ. Đây chính là một yếu tố tăng độ trinh thành của khách hàng đối với mạng lưới và tính cạnh tranh.
3.4.2 Theo dự đoán của các chuyên gia, cho đến nay và cũng có thể vài năm tới dịch vụ thoại truyền thống sẽ vẫn đóng vai trò chủ chốt và bênh cạnh đó là sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh về nhu cầu dịch vụ số liệu, điển hình là dịch vụ nhắn tin trên thị trường Việt Nam. Do vậy, sự phát triển song song giữa dịch vụ thoại và dịch vụ phi thoại sẽ tất yếu tồn tại trong một thời gian dài.
3.4.3 GPRS sẽ là cầu nối giữa hệ thông thông tin di động thế hệ 2 và thế hệ thứ 3. Việc đầu tư hệ thống GPRS lầ thực sự cần thiết nhằm từng bước triển khai hệ thống thống tin di động thế hệ 3 trên mạng. Đây cũng là xu hướng tất yếu các nhà khai thác thông tin di động phải thực hiện nhằm giữa vững thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh.
GPRS có một số lợi ích như sau:
Đối với nhà khai thác:
+ Giảm chi phí đầu tư: Một trong những giải pháp tốt tối ưu về mặt công nghệ của mạng GSM là có khả năng cung cấp (truyền số liệu tốc độ cao) mà không phải xây dựng một mạng hoàn toàn mới. Thông qua việc triển khai GPRS, nhà khai thác dịch vụ có thể nâng cấp hệ thống GSM của mình tiến tới một hệ thống thông tin di động thứ 3, bởi GPRS cho phép cùng tồn tại song song với mạng GSM, tận dụng tối đa khả năng và nguồn tài nguyên rỗi của thiết bị hiện có trên mạng GSM.
+ Sau khi triển khai GPRS, việc tính cước sử dụng dịch vụ của khách hàng có thời gian truy cập hệ thống hoặc dựa theo nguyên tắc theo thời gian tính theo dung lượng dữ liệu được truyền qua hệ thống hoặc kết hợp cả hai phưong pháp. Điều này làm cho dịch vụ thông tin di động càng trở nên hấp dẫn khách hàng, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tốc độ cao của khách hàng mà còn cung cấp khả năng lựa chọn về phí sử dúngao cho phù hợp. Đó chính là tính mềm dẻo và linh hoạt trong phương án tính cước sử dụng dịch vụ mới và GPRS hỗ trợ.
+ Thông qua GPRS, nhà cung cấp dịch vụ có cơ hội tốt để khai thác thị trương ứng dụng mới. Từ đó có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
+ Với nhiều tính năng ứng dụng sẽ hấp dẫn khách hàng mới và tăng long trung thành của khách hàng cũ.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vô tuyến thông qua việc phân bố kênh linh hoạt. + Giao diện tiêu chuẩn và mở, có thể dễ dàng tích hợp các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau.
+ Băng thông rộng của GPRS có thể dạt tới 50kbps phụ thuộc vào dung lượng tải của mạng lưới và thiết bị đầu cuối.
Đối với người sử dụng:
+ GPRS cho phép người sử dụng luôn truy nhập ở trạng thái Online.
+Tốc độ truyền dữ liệu ở tốc độ cao có thể đạt tới 115Kbps. Do đó có thể nhận và gửi Email ngay lập tức.
+ Có thể dễ dàng thiết lập kết nối.
+ Có thể sử dụng nguồn thông tin dồi dào thông qua hỗ trợ cho đa giao thức bao gồm cả giao thức IP.
+ Vẫn có thể gọi và nhận cuộc gọi, nhận và gửi SMS mà không ảnh hưởng tới việc sử dụng GPRS để truy nhập thông tin.
+ Chỉ phải trả cước cho dữ liệu thay đổi, không phải trả cước cho thời gian truy nhập. Có thể khẳng định mạng thế hệ 2,5G sẽ phát triển trong một thời gian dài. GPRS sẽ được mở rộng khắp trên toàn quốc để dần dần có được sự chấp nhận của khách hàng đối với các dịch vụ phi thoại.
3.4.4 Tiếp theo việc triển khai GPRS sẽ là EDGE nhằm tăng khả năng truyến số liệu lên 384Kbps để có khả năng cung cấp các dịch vụ tư điệ tử, dịch vụ định vị trên bản đồ, dịch vụ truy cập thông tin dữ liệu, giải trí… Thuận lợi của việc triển khai EDGE là:
Trước hết, EDGE không cần sử dụng băng tần mới. Dựa trên cơ sở hạng tầng sẵn có của triển khai GPRS, việc phát triển lên giai đoạn EDGE tiết kiệm được chi phí đầu tư. Do chỉ thay đổi kỹ thuật điều chế vô tuyến 8-PSK nên EDGE vẫn giữ nguyên cấu trúc của mạng cũ mà chỉ cần nâng cấp phần mềm và thêm các TRX mới có khả năng EDGE.
EDGE là con đường tiến hóa tới thế hệ thứ ba và cũng là một bổ trợ cho WCDMA. EDGE tăng cường được các khả năng truyền số liệu của mạng GSM/GPRS, hỗ trợ tốc độ số liệu lên tới 384Kbps một tốc độ số liệu của thế hệ ba. Do vậy, có thể nói EDGE sẽ tạo một bước đệm quan trọng tiến tới mạng WCDMA.
Tuy nhiên, sự phản kháng của khách hàng với dịch vụ số liệu trên nền công nghiệp chuyển mạch gói của GPRS (truy cập Internet, Entrannet, MMS, WAP, Games Online…) sẽ là yếu tố quyết định con đường phát triển tiếp theo của hệ thống. Nếu nhu cầu về dịch vụ số liệu của khách hàng tăng trưởng mạng mẽ, có thể giai đoạn phát triển lên EDGE được bỏ qua.
3.4.5 Từ đây, với tài nguyên tần số 3G sẵn có, việc triển khai WCDMA trên nền hệ thống GSM là hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Trên cơ sở của mạng lõi GPRS đã được phát triển, việc xây dựng hệ thống WCDMA về cơ bản là xây dựng phần cứng cho mạng truy nhập vô tuyến UTRAN gồm RNC và Node B. Một điều chắc chắn là WCDMA chưa thể triển khai tới tận vùng xa, mà trước mắt sẽ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi đó, máy đầu cuối của khách hàng sẽ có khả năng tương thích giữa hai hệ thống GSM và WCDMA.
Như vậy, lộ trình phát triển từ GSM lên WCDMA theo công nghệ WCDMA tương đối rõ ràng đảm bảo sự kết hợp cùng tồn tại giữa mạng GSM hiện tại và mạng 3G đồng thời cũng tận dụng được rất nhiều lợi thế của mạng GSM hiện có như lợi thế về số thuê bao đang có, thói quen của khách hàng về sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet khi triển khai GPRS và lợi thế trong triển khai roaming quốc tế. Hiện nay số lượng tuê bao GSM ngày càng phát triển nhanh và chiếm thị phần rất lớn trong tổng số thuê bao di động, điều đó cho thấy khi lựa chọn lộ trình đi lên WCDMA dựa trên công nghệ WCDMA cũng sẽ tạo ra lợi thế trong việc triển khai roaming quốc tế. Ngoài ra, việc lựa chọn WCDMA làm định hướng công nghệ WCDMA còn có một lợi thế như sau:
+ Hiệu quả sử dụng phổ rất cao.
+ Cho phép sử dụng các máy đầu cuối có công xuất thấp.
+ Cho phép cung cấp các ứng dụng khác nhau với các tốc độ truyền số liệu khác nhau.
Toàn bộ phổ tần sử dụng cho các WCDMA như sau:
WCDMA TDD: 1900 Mhz và 2020 Mhz và 2020 Mhz – 2025 Mhz. WCDMA TDD:
Đường lên (Uplink) : 1920 Mhz – 1980 Mhz. Đường xuống (Downlink) : 2110 Mhz – 2170 Mhz